8 bước xây dựng chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu

Xây dựng chiến lược gia tăng độ nhận diện thương hiệu là một quy trình quan trọng trong Branding của doanh nghiệp, dù cho mục tiêu có là nâng cao độ nhận thức thương hiệu hay quảng bá sản phẩm mới, hay đơn giản chỉ là kết nối với các khách hàng mục tiêu để duy trì mối quan hệ với họ trong thời gian dài. 

Bạn phải biết rằng thương hiệu của bạn chính là tài sản giá trị nhất của công ty và việc phát triển một thương hiệu mạnh hơn, thu hút hơn chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn. Vì thế chắc hẳn bạn đang băn khoăn làm thế nào để xây dựng một chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả lâu dài. Hãy xem qua 10 bước thiết yếu phải có trong bộ chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu dưới đây.

8 bước thiết yếu trong chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu
8 bước thiết yếu trong chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu

Tăng độ nhận diện thương hiệu là như thế nào?

Hãy nghĩ về việc tăng độ nhận diện thương hiệu như một cách để giới thiệu và lan tỏa thương hiệu của bạn đến khán giả; không có thương hiệu nào vừa ra mắt mà ngay lập tức đã được biết đến. Điều này đồng nghĩa với việc hãy tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn ở những nơi họ luôn hiện diện, ở quy mô lớn và thông qua một loạt các kênh Marketing đa dạng. 

Mục đích là giúp khán giả biết đến thương hiệu của bạn là gì, cung cấp những gì cho nhu cầu của họ và đại diện cho điều gì. Làm tốt điều này đồng nghĩa với việc xác định thông điệp mà thương hiệu của bạn muốn truyền tải và định vị nó một cách sao cho khách hàng tìm thấy thương hiệu một cách dễ dàng.

Tại sao độ nhận diện thương hiệu lại quan trọng đến vậy?

Cốt lõi của việc tăng độ nhận diện thương hiệu là giới thiệu thương hiệu của bạn đến khách hàng tiềm năng và đảm bảo họ hiểu được bạn cung cấp những gì, giá trị của bạn là gì, và tại sao bạn khác biệt so với những thương hiệu khác. Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khi kết nối với khán giả trên các nền tảng và môi trường mà họ hoạt động nhiều nhất. 

Ví dụ: Một số thương hiệu có thể tận dụng các Influencer trên những nền tảng online streaming như Twitch hoặc Youtube, Tiktok,… để tiếp cận lượng khán giả độc đáo và tăng dần theo thời gian, đảm bảo rằng những Influencer này sẽ “phơi bày” thương hiệu của mình trước một lượng khán giả lớn nhưng có mục tiêu Branding rõ ràng.

Top sản phẩm thể thao được nhắc đến trên Twitch
Top sản phẩm thể thao được nhắc đến trên Twitch

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trở nên rõ ràng hơn khi được nhìn qua mô hình phễu marketing, mô tả hành trình của khách hàng:

  • Nhận thức (Awareness):  Ở đầu phễu, một thương hiệu có thể thu hút sự chú ý của khách hàng với một trải nghiệm tích cực sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và có thể truyền cảm hứng để họ tìm kiếm thêm thông tin.
  • Cân nhắc (Consider): Khi khách hàng đi đến giai đoạn tiếp theo của phễu, họ bắt đầu so sánh các thương hiệu khác nhau và xem xét lợi ích của sản phẩm của bạn so với các lựa chọn khác. 
  • Chuyển đổi (Conversion): Đây là giai đoạn cuối cùng, khi khách hàng sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng. Một thương hiệu mạnh sẽ đã xây dựng đủ niềm tin và sự kết nối qua các giai đoạn nhận thức và cân nhắc để dẫn đến quyết định này.
Mô hình phễu A-D-A trong chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu
Mô hình phễu A-D-A trong chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu

Trong suốt quá trình này, khách hàng tiềm năng của bạn đang thu hẹp các lựa chọn của họ. Và như lẽ hiển nhiên các công ty đã có độ nhận diện thương hiệu không cần phải giải thích họ là ai và điều gì khiến họ khác biệt. Về cơ bản, họ đã tự giới thiệu mình, do đó họ có thể tập trung vào việc cung cấp thông tin chi tiết hơn, cụ thể hơn liên quan đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

XEM THÊM: Tìm hiểu Brand Awareness là gì? 

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu

Tăng độ nhận diện thương hiệu là quá trình tạo dựng và củng cố thương hiệu của bạn trên thị trường. Quá trình này chia thành 3 giai đoạn:

  • Chiến lược thương hiệu: Đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng chiến lược thương hiệu của bạn được xây dựng đúng và phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Công cụ thị trường: Tiếp theo, xác định và có kế hoạch phát triển tất cả những công cụ bạn cần để truyền tải thương hiệu ra thị trường, từ logo, slogan, website, đến các kênh social media của bạn.
  • Củng cố & tăng độ nhận diện thương hiệu: Cuối cùng, bạn hãy thực hiện một chương trình marketing để tăng cường danh tiếng và mức độ nhận diện trên tất cả các kênh.

Và chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn chính là cách bạn thực hiện những giai đoạn này. Và để breakdown chiến lược này trở nên dễ hiểu hơn, hãy xem quy trình phát triển thương hiệu đã được chia nhỏ thành 8 bước dưới đây:

Định hình chiến lược kinh doanh tổng thể

Với mục tiêu đảm bảo thương hiệu của bạn được xây dựng để hỗ trợ và thúc đẩy tầm nhìn sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời có tính bền vững trong dài hạn thì dưới đây là những bước bạn cần thực hiện:

  • Xác định tầm nhìn và sứ mệnh: Tầm nhìn là mục tiêu dài hạn (5-10 năm) mà công ty muốn đạt được và sứ mệnh chính là lý do mà doanh nghiệp được thành lập và tồn tại đến bây giờ. 
  • Xác định mục tiêu ngắn hạn: Từ mục tiêu dài hạn thì bạn hãy liệt kê các mục tiêu ngắn hạn của từng năm cụ thể như tăng doanh thu, mở rộng thị trường hoặc xây dựng lòng trung thành của khách hàng. 

Ví dụ thực tế: Nếu mục tiêu kinh doanh là trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ, thương hiệu của bạn cần phản ánh sự tự nhiên, lành mạnh và đáng tin cậy.

Định hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Định hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Nghiên cứu & xác định khách hàng mục tiêu

Đây là bước vô cùng quan trọng của bất kỳ chiến lược nào, tập trung nghiên cứu và xác định vào một nhóm đối tượng cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận. Xây dựng Customer Persona theo 9 bước từ tổng quan đến chi tiết dưới đây:

  • Xác định thông tin nhân khẩu học (Demographics)
    • Giới tính: Nam, nữ, hoặc phi giới tính.
    • Tuổi: Độ tuổi cụ thể hoặc khoảng tuổi.
    • Tình trạng hôn nhân: Độc thân, kết hôn, ly hôn, có con hay chưa.
    • Thu nhập: Thu nhập trung bình hàng năm, giúp xác định khả năng chi tiêu của họ.
    • Nghề nghiệp: Công việc hiện tại của khách hàng, lĩnh vực họ hoạt động.
    • Vị trí địa lý: Khách hàng sống ở đâu? (Thành phố, quốc gia, khu vực địa lý)
  • Xác định tâm lý người tiêu dùng (Psychographics)
    • Sở thích: Những hoạt động, sở thích mà khách hàng thích làm trong thời gian rảnh.
    • Giá trị và niềm tin: Khách hàng coi trọng điều gì trong cuộc sống? Họ có những giá trị gì?
    • Thói quen tiêu dùng: Họ thường mua sắm vào thời điểm nào? Họ yêu thích các thương hiệu hay sản phẩm nào
    • Phong cách sống: Cách sống của họ như thế nào? (Ví dụ: yêu thích sự tự do, hướng ngoại, thích khám phá…)
Từng yếu tố Nhân khẩu học và Tâm lý học để xác định chân dung khách hàng
Từng yếu tố Nhân khẩu học và Tâm lý học để xác định chân dung khách hàng
  • Xác định mục tiêu & khao khát: 
    • Mục tiêu cá nhân: Những điều mà khách hàng mong muốn đạt được trong cuộc sống cá nhân (công việc, gia đình, sức khỏe).
    • Mục tiêu nghề nghiệp: Khách hàng đang cố gắng thăng tiến, học hỏi hoặc phát triển điều gì trong công việc?
    • Nguyện vọng: Khách hàng mong muốn cải thiện điều gì trong tương lai? (Ví dụ: tài chính, chất lượng sống, phát triển bản thân
  • Xác định nỗi đau của khách hàng (Pain Points):
    • Khó khăn cá nhân: Những khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống cá nhân hoặc nghề nghiệp.
    • Nỗi đau: Các vấn đề, nhu cầu chưa được giải quyết mà khách hàng đang phải đối mặt.
    • Rào cản mua sắm: Điều gì khiến họ không muốn mua sản phẩm/dịch vụ? (Ví dụ: giá cao, không tin tưởng sản phẩm…)
Sự khác biệt giữa xác định Pain points và Solution
Sự khác biệt giữa xác định Pain points và Solution
  • Nghiên cứu và xác định hành vi tiêu dùng:
    • Nguồn thông tin: Khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm/dịch vụ từ đâu? (Mạng xã hội, website, bạn bè, gia đình)
    • Động lực mua hàng: Điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm? (Ví dụ: khuyến mãi, chất lượng sản phẩm, lời khuyên từ người khác)
    • Quá trình quyết định mua: Họ mất bao lâu để quyết định mua một sản phẩm? Họ tìm hiểu những thông tin gì trước khi mua?
    • Cách thức mua sắm: Họ thích mua hàng online hay offline? Sử dụng phương thức thanh toán nào?
  • Xác định mối quan hệ của khách hàng với Brand:
    • Các thương hiệu yêu thích: Khách hàng thường ưa chuộng những thương hiệu nào? Điều gì khiến họ trung thành với thương hiệu đó?
    • Sản phẩm/dịch vụ yêu thích: Những sản phẩm/dịch vụ nào họ thường xuyên sử dụng? Điều gì làm họ thích những sản phẩm này?
    • Nhận thức về thương hiệu: Khách hàng đã biết đến thương hiệu của bạn chưa? Nếu có, họ biết đến từ đâu?
    • Mức độ tương tác: Khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn như thế nào? (Ví dụ: tham gia mạng xã hội, nhận bản tin qua email, đến cửa hàng)
    • Sản phẩm/dịch vụ của bạn giúp họ giải quyết điều gì? Sản phẩm của bạn có thể giải quyết những vấn đề cụ thể nào của khách hàng?

Trong hành trình mua sắm của khách hàng, hãy xác định hiện tại bạn và khách hàng đang ở trong mối quan hệ nào trong ảnh dưới đây để có những chiến lược phù hợp với từng giai đoạn.

4 mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu
4 mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu
  • Kênh tiếp cận:
    • Mạng xã hội: Khách hàng sử dụng mạng xã hội nào nhiều nhất? (Facebook, Instagram, TikTok…)
    • Thiết bị sử dụng: Khách hàng chủ yếu sử dụng thiết bị nào để truy cập internet? (Điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn)
    • Phương thức tiếp thị: Họ ưa thích các hình thức tiếp cận như email, quảng cáo trực tiếp, hay nội dung trên mạng xã hội?
  • Thiết lập kịch bản giả định:
    • Tình huống mua hàng: Xây dựng kịch bản giả định về một tình huống mà khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn. Ví dụ: Họ có thể mua vào dịp khuyến mãi lớn hay khi họ cần một giải pháp nhanh cho vấn đề cá nhân.
    • Hành trình khách hàng: Mô tả hành trình của họ từ lúc nhận biết vấn đề, tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ đến khi quyết định mua hàng.

Lưu ý: Tránh mắc sai lầm “mọi người đều là khách hàng” và hãy ưu tiên tập trung vào nhóm khách hàng có khả năng mang về lợi nhuận cao nhất đồng thời phù hợp với giá trị thương hiệu của bạn.

Phát triển định vị thương hiệu (Brand positioning)

Đích đến là để tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh và in sâu dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh:
    • Xác định đối thủ chính: Liệt kê những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của thương hiệu.
    • Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của các đối thủ cạnh tranh để tìm ra khoảng trống trên thị trường.
    • Nghiên cứu chiến lược định vị của họ: Nghiên cứu thông điệp cốt lõi, ưu đãi và các kênh quảng bá của họ (social media, TV, báo chí, influencer marketing). Điều gì làm họ nổi bật? (giá rẻ, chất lượng, độc đáo) Thị phần trên thị trường của họ như thế nào? (doanh thu, lượng người theo dõi,..)
  • Xác định USP của bạn (Unique Selling Point):
    • Xác định lợi thế cạnh tranh: Điều gì làm cho sản phẩm của bạn khác biệt và tốt hơn so với các đối thủ? Sản phẩm của bạn có những tính năng gì mà các đối thủ không có? Những tính năng này đem lại giá trị gì cho khách hàng?
      • Ví dụ: Công nghệ độc quyền, thiết kế riêng biệt, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng đặc biệt; Tiện lợi về tiết kiệm thời gian, nâng cao sức khỏe cho khách hàng
    • Xác định lợi ích từ Pain point của khách hàng: Khách hàng thường kỳ vọng những gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn (độ bền, hiệu suất, tính di động,…). Sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cảm xúc tích cực nào duy trì khách hàng lâu dài? (sự tự tin, niềm vui, cảm giác được chăm sóc,…)
Xác định điểm giao nhau của 3 yếu tố trên để chiến thắng
Xác định điểm giao nhau của 3 yếu tố trên để chiến thắng
  • Phát triển và hình thành tuyên bố định vị:
    • Định dạng: Một tuyên bố định vị hiệu quả có cấu trúc bao gồm 4 yếu tố: Đối tượng mục tiêu; Sản phẩm/dịch vụ; Giá trị cốt lõi; Lý do để tin tưởng.
      • Ví dụ cụ thể: Qua thời gian, các tuyên bố định vị thương hiệu ngày càng được tinh gọn lại chỉ với một câu nói nhưng hàm ý bao gồm đủ 4 yếu tổ trên:
        a. Apple: “Think Different” – Tôn vinh sự sáng tạo và khác biệt.
        b. Mercedes-Benz: “Engineered Like No Other Car in the World” – Đề cao sự kỹ thuật và chất lượng vượt trội.
        c. BMW: “The Ultimate Driving Machine” – Tập trung vào trải nghiệm lái xe tuyệt vời.
        d. Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn” – Khuyến khích sự tự do và cá nhân hóa trong giao tiếp.
        e. Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt” – Tập trung vào sự thoải mái và chất lượng của sản phẩm giày dép

Phát triển chiến lược thông điệp

Sau đây là những bước để xây dựng thông điệp thống nhất, đảm bảo khách hàng nhận được trải nghiệm nhãn hiệu đồng nhất và chuyên nghiệp trên tất cả các kênh truyền thông.

  • Xác định mục tiêu & hành động cho thông điệp: Tùy vào mục tiêu thông điệp mà bạn sẽ cần cách thực thi khác nhau
    • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Thông điệp cần rõ ràng, dễ nhớ và có tính lan tỏa từ cộng đồng.
    • Thay đổi nhận thức: Thông điệp nên tập trung vào việc điều chỉnh hoặc tái định nghĩa các giá trị của thương hiệu 
    • Tăng trưởng doanh thu: Thông điệp phải tập trung vào các yếu tố mang tính khuyến khích như khuyến mãi, tính năng sản phẩm vượt trội, hoặc giá trị độc đáo
    • Tạo động lực mua hàng: Chỉ khi khách hàng tiến vào giai đoạn Consider (cân nhắc) thì bạn mới nên sử dụng loại thông điệp này, khuyến khích họ hành động bằng cách nhấn mạnh vào lợi ích và khuyến mãi.
    • Xây dựng lòng trung thành: Thông điệp cần làm nổi bật cảm xúc, giá trị lâu dài, và sự tương tác cá nhân
      • Ví dụ: “PureGlow – Làn da khỏe mạnh từ những gì tự nhiên nhất” -> Đây là thông điệp tăng độ nhận diện thương hiệu dựa vào mục tiêu trở thành thương hiệu chăm sóc da được tin dùng nhờ các sản phẩm hoàn toàn thuần chay từ thiên nhiên.
  • Xác định thông điệp chính:
    • Ngắn gọn & súc tích: Đừng phức tạp hóa thông điệp chính bằng những thuật ngữ khó hiểu mà hãy đảm bảo phải ngắn gọn, dễ nhớ, trực tiếp và rõ ràng
    • Tập trung vào một ý chính: Thông điệp phản ánh được USP, giá trị cốt lõi lớn nhất mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại và giải quyết trực tiếp nhu cầu của khách hàng
    • Kết nối cảm xúc: Thông điệp cần chạm đến cảm xúc của khách hàng như sự phấn khích, sự an tâm, hoặc cảm giác tự hào
    • Ví dụ: Biti’s “Nâng niu bàn chân Việt”
      => Thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ tập trung vào ý chính là chăm sóc và bảo vệ đôi chân cũng như nhờ đó mà kết nối và gợi lên được cảm xúc an tâm, tự hào về sản phẩm Việt.
Thông điệp "Nâng niu bàn chân Việt" đã gắn liền với Biti's" suốt nhiều năm
Thông điệp “Nâng niu bàn chân Việt” đã gắn liền với Biti’s” suốt nhiều năm

Phát triển tên, logo

Từ vô danh đến một câu chuyện đáng nhớ, nơi mỗi yếu tố hình ảnh đều tạo nên bản sắc riêng biệt và ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Và để hiện thực hóa nó bạn sẽ cần đến một bộ nhận diện thương hiệu chi tiết.

  • Phát triển tên thương hiệu:
    • Tiêu chí lựa chọn tên: Ngắn gọn, dễ nhớ và phản ánh được giá trị và ngành hàng.
    • Brainstorm: Sử dụng các từ khóa liên quan đến sản phẩm và giá trị của thương hiệu để phát triển danh sách tên tiềm năng.
    • Kiểm tra tính khả dụng: Kiểm tra xem tên có sẵn để đăng ký bản quyền, tên miền website, và các kênh truyền thông xã hội không.
  • Thiết kế Logo:
    • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu và nghiên cứu các logo của nhiều nhãn hàng lớn trong thị trường/ngành để biết xu hướng thiết kế và cách để nổi bật
    • Phong cách thiết kế: Xác định phong cách mà logo của bạn sẽ theo đuổi: tối giản, tự nhiên, hiện đại, hay thân thiện
    • Biểu tượng, màu sắc và phông chữ: Biểu tượng thường thể hiện lý tưởng, sứ mệnh của thương hiệu. Màu sắc sẽ phản ánh giá trị, phong cách của thương hiệu. Phông chữ theo xu hướng hiện tại sẽ là chữ cách điệu để làm biểu tượng thể hiện tính độc nhất thương hiệu.

Ví dụ: Google
Chữ G cách điệu và màu đỏ, xanh dương, xanh lá, vàng là 4 màu trong gam màu tươi sáng phản ánh sự sáng tạo, năng động chính là giá trị cốt lõi của công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Và tất cả những sản phẩm/dịch vụ của Google đều được đồng bộ với Màu sắc Brand guideline của Google.

Google và tất cả sản phẩm của Google đều dùng chung gam màu Brand Guideline
Google và tất cả sản phẩm của Google đều dùng chung gam màu Brand Guideline

Phát triển chiến lược Content Marketing

Để đạt được mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trườnggia tăng lượt tiếp cận, lượt hiển thị và nhận thức từ khách hàng tiềm năng, các hành động cần thực hiện sẽ bao gồm nhiều bước chiến lược như sau:

  • Phân tích hành vi người dùng: Xác định rõ hành vi trên các kênh mà bạn đang phát triển nội dung để nắm được thời gian nào trong ngày họ hoạt động nhiều nhất, và loại nội dung nào khiến họ dừng lại và quan tâm. Đồng thời đưa ra các chỉ số để đo lường hiệu quả (số lượt xem, lượt chia sẻ, tỷ lệ tương tác, followers).
    • Ví dụ: Khách hàng mục tiêu của bạn là tệp từ độ tuổi 23-30 thích xem video ngắn trên Instagram và TikTok, thường tương tác với nội dung vào buổi tối từ 8-10 giờ sau khi đi làm về.
  • Content Pillars: Xác định các chủ đề lớn liên quan mật thiết đến thương hiệu, sản phẩm và truyền tải giá trị của doanh nghiệp, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra hãy đa dạng cách format nội dung của bạn từ các bài blog, video, infographic, đến chia sẻ câu quote ngắn trên Social..
    • Ví dụ: Nếu bạn là một nhãn hàng thời trang và muốn truyền tải thông điệp Thời trang thân thiện với môi trường thì có thể tạo ra một video “Behind the scenes” về quá trình sản xuất quần áo từ vật liệu tái chế, hoặc bài blog chia sẻ về lợi ích của eco-green fashion.
  • Lập kế hoạch phân phối nội dung: Chọn kênh truyền thông phù hợp và xây dựng lịch đăng bài chi tiết cho từng tuần hoặc tháng để đảm bảo nội dung được phân phối nhất quán và liên tục (Thứ 2 chia sẻ bài blog về sản phẩm mới, thứ 4 đăng tải video ngắn về quá trình sản xuất, thứ 6 livestream giao lưu với KOL chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức,…). Ngoài ra bạn sẽ cần có chiến lược nội dung phù hợp với hành vi người tiêu dùng trên từng nền tảng.
    • Ví dụ:  Instagram sẽ là key channel  với các hình ảnh và video ngắn hấp dẫn, trong khi YouTube sẽ dùng để chia sẻ video dài về câu chuyện thương hiệu và phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực và chia theo lịch đăng tải nội dung trên mỗi kênh sao cho phù hợp. 
  • Influencer Marketing: Hợp tác với các Influencer có tầm ảnh hướng lớn trong cộng đồng như một fashion blogger nổi tiếng để họ sử dụng và đánh giá sản phẩm của thương hiệu, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa. Hãy đảm bảo rằng KOLs mà bạn hợp tác có phong cách và giá trị phù hợp với thương hiệu để tạo mối liên kết trung thành giữa khách hàng và Brand.
Tận dụng Influencer Marketing để gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Tận dụng Influencer Marketing để gia tăng độ nhận diện thương hiệu

XEM THÊM: Influencer Marketing – Con đường nhanh nhất đến trái tim khách hàng

  • Content viral/minigames/challenges: Cảm xúc tích cực là chất xúc tác cần thiết cho những content viral nên để tăng khả năng lan tỏa thương hiệu thì bạn hãy tận dụng những video hài hước, bài viết cảm động hoặc các minigames/thử thách khuyến khích người dùng tham gia và chia sẻ lại nội dung.
    • Ví dụ: Một video TikTok của @danimarielttering ghi lại cảnh chiếc xe của cô bị cháy, nhưng chiếc cốc Stanley vẫn nguyên vẹn. Stanley nhanh chóng phản hồi bằng cách đề nghị thay thế chiếc xe của cô, thể hiện sự cam kết với khách hàng và độ bền của sản phẩm. Kết quả video đạt hơn 3.1 triệu lượt xem, 1.1 triệu lượt thích và 52,000 lượt chia sẻ, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ (Nguồn)

Tận dụng công nghệ và dữ liệu

Mục tiêu là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường. Để đạt được điều này, các hành động cụ thể sẽ được triển khai như sau:

  • Sử dụng hệ thống CRM (Customer Relationship Management): Doanh nghiệp có thể thu thập, lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng một cách chi tiết và cá nhân hóa dựa trên các dữ liệu như lịch sử mua hàng, hành vi trực tuyến, sở thích, và tương tác với thương hiệu. Ngoài ra đây còn có thể hỗ trợ dự đoán xu hướng và phát triển chiến lược chiến lược nội dung/sản phẩm phù hợp từng phân khúc khách hàng. 
    • Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể sử dụng CRM để phân tích dữ liệu lịch sử mua sắm của khách hàng, từ đó đề xuất các sản phẩm liên quan hoặc cá nhân hóa các chiến dịch email marketing theo từng sở thích cá nhân.
  • Một số hệ thống CRM lớn bạn có thể tham khảo: Hubspot, Zoho, Pipedrive, Freshsales, Zendesk Sell, Insightly, ubiCRM, Torqus POS,…
Top 20 hệ thống CRM lớn nhất trên toàn thế giới
Top 20 hệ thống CRM lớn nhất trên toàn thế giới
  • Tận dụng AI và Automation: Xu hướng AI bùng nổ khiến các doanh nghiệp lớn phải nghiên cứu tích hợp các công cụ AI vào chiến lược để phân tích sâu và đưa ra đề xuất sản phẩm, quảng cáo với từng khách hàng cũng như tự động hóa quy trình gửi mail theo thời gian đã định trước hoặc dựa trên hành động của khách hàng.

Tận dụng công nghệ và dữ liệu

Với mục tiêu đảm bảo chiến lược luôn đi đúng hướng, đồng thời thực hiện tối ưu liên tục để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần thực hiện những hành động sau đây:
  • Xác định KPI và công cụ theo dõi:
    • Đo lường mức độ nhận thức thương hiệu: Số lượt tìm kiếm thương hiệu trên Google (SEMrush, Ahref, Google Analytic,…), số lần nhắc đến thương hiệu trên mạng xã hội (Meta, fanpagekarma, bigspy, shoplus,…),..
    • Đo lường tương tác với thương hiệu: Lượt nhấp chuột vào quảng cáo (CTR), tỷ lệ mở mail (Open rate), tỉ lệ nhấp qua email (CR), tỉ lệ click vào bài viết, thời gian ở lại trên trang web (Time on page),…
    • Đo lường cảm nhận thương hiệu (Brand Sentiment): Tâm lý và cảm xúc của khách hàng về thương hiệu, thường được theo dõi thông qua phản hồi và bình luận tích cực hoặc tiêu cực về thương hiệu trên các trang mạng xã hội, trang đánh giá.
    • Công cụ đo lường: Hootsuite, Sprout Social, Brand24, Awario, Keyhole,…
  • Phân tích dữ liệu và nhận định: Khi đã thu thập đủ dữ liệu từ các công cụ trên, bước tiếp theo là phân tích và đánh giá các chỉ số
    • Xu hướng dài hạn: Nếu số lượt tìm kiếm thương hiệu hoặc lượt truy cập trang web tăng đều đặn qua các tháng, điều đó cho thấy chiến lược nhận diện thương hiệu đang đi đúng hướng
    • So sánh hiệu suất các kênh: Nếu các bài đăng trên Instagram có mức độ tương tác cao hơn nhiều so với các bài đăng trên Facebook, có thể cân nhắc đầu tư thêm vào Instagram thay vì một kênh không chắc sẽ có kết quả như kỳ vọng.
    • Cảm nhận về thương hiệu: Nếu tỷ lệ bình luận tiêu cực tăng lên, điều đó có thể chỉ ra rằng thương hiệu đang gặp phải một vấn đề về hình ảnh hoặc dịch vụ, cần được khắc phục
Những "small-win" cần phải đạt được trong hành trình tăng độ nhận diện thương hiệu
Những “small-win” cần phải đạt được trong hành trình tăng độ nhận diện thương hiệu

KẾT LUẬN

Xây dựng chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư hợp lý. Với 8 bước từ xác định khách hàng mục tiêu đến phát triển thông điệp và bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế trên thị trường. Điều quan trọng là duy trì sự nhất quán và điều chỉnh linh hoạt theo xu hướng. Một thương hiệu mạnh sẽ không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo dựng lòng trung thành và lợi thế cạnh tranh bền vững.

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x