Tổng hợp những cách chạy quảng cáo google ads đỉnh cao

Nếu bạn đang cân nhắc chi tiêu bất kỳ khoản chi phí nào cho quảng cáo để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình, tốt hơn hết bạn nên chi tiêu đúng chỗ. Đó là khi chạy quảng cáo Google ads xuất hiện. Mỗi giây, có đến 63.000 lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google. Mỗi ngày, khách hàng đều tìm kiếm những doanh nghiệp giống như của bạn trên Google search. Do đó, hình thức chạy quảng cáo thông qua Google ads là một trong những quyết định có lợi nhất mà doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn. Hãy học cách sử dụng chúng hiệu quả ngay hôm nay!

Tổng quan về quảng cáo Google Ads

Quảng cáo google ads là gì?

Google ads (google adwords) là từ viết tắt của cụm từ “advertisement keywords” nghĩa là quảng cáo từ khóa. Quảng cáo google adwords là tên một dịch vụ thương mại của Google. Là hệ thống quảng cáo trực tuyến được Google phát triển để các doanh nghiệp, nhà tiếp thị có thể tiếp cận các thị trường mục tiêu thông qua nền tảng công cụ tìm kiếm và các trang web. Các trang web này lưu trữ quảng cáo văn bản hoặc quảng cáo hình ảnh xuất hiện sau khi người dùng tìm kiếm các từ khóa và cụm từ liên quan đến doanh nghiệp hay các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó. Quảng cáo Google ads thường xuất hiện ở vị trí cụ thể ở trên cùng và bên phải của trang kết quả tìm kiếm. Google Ads là một cách marketing hiệu quả.

Có ba lựa chọn cho giá thầu chạy quảng cáo Google ads: 

  1. Giá mỗi nhấp chuột (CPC): Số tiền bạn phải trả khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn.
  2. Giá mỗi mille (CPM): Bạn phải trả bao nhiêu cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  3. Giá mỗi lần tương tác (CPE): Số tiền bạn trả khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên quảng cáo của bạn (đăng ký danh sách, xem video…

Bạn có thể chọn các từ khóa liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và ngành hàng cho tài khoản chạy quảng cáo Google ads của mình. Khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa này, quảng cáo của bạn sẽ được phân phối đến đối tượng mục tiêu. Bạn chỉ cần trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo và truy cập trang web của bạn. 

Tìm hiểu thêm: CPS là gì? Làm thế nào áp dụng trong các chiến dịch quảng cáo 2024

Tại sao doanh nghiệp cần có Google ads

Vai trò lớn nhất mà chạy quảng cáo Google ads đem đến cho doanh nghiệp là tăng độ nhận diện thương hiệu và hướng lưu lượng truy cập đến trang web của doanh nghiệp. Thông qua chạy quảng cáo Google ads, doanh nghiệp có thể kết nối với hàng tỷ người dùng đang tìm câu trả lời trên Google, xem video trên YouTube, khám phá các địa điểm mới trên Google Maps, khám phá các ứng dụng trên Google Play…

Ngoài ra, các lợi ích khác của việc sử dụng Google ads còn bao gồm:

  • Khách hàng liên kết với doanh nghiệp thông qua các từ khóa, khi đó google ads xác định ai đang tìm kiếm sản phẩm của bạn.
  • Doanh nghiệp có thể thiết lập mục tiêu khi chạy quảng cáo google ads, nghĩa là quảng cáo hướng khách hàng đến các trang web khác của Google như YouTube, Google Play…điều này giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí cho mỗi nhấp chuột.
  • Tập trung vào thị trường mục tiêu của bạn bằng cách tập trung vào các khu vực nhất định.
  • Nhắc nhở khách hàng về những gì họ đã tìm kiếm trước đây, đồng thời gợi ý thương hiệu của bạn.
  • Tối ưu hóa các chiến dịch.

Những hình thức chạy quảng cáo Google ads hiện nay

Google ads cung cấp nhiều loại chiến dịch khác nhau mà bạn có thể sử dụng: 

Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)

Là quảng cáo văn bản được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng gõ một truy vấn tìm kiếm. Khi đó, Google sẽ hiển thị các kết quả dưới dạng quảng cáo những cụm từ có liên quan đến từ khóa tìm kiếm của khách hàng. Quảng cáo tìm kiếm thường tập trung thúc đẩy mọi người hành động, chẳng hạn như nhấp vào quảng cáo hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho doanh nghiệp của bạn. Có tất cả tối đa 7 vị trí hiển thị dành cho quảng cáo tìm kiếm:

  • 4 vị trí đầu tiên
  • 3 vị trí cuối cùng trên 1 trang của Google

Đây là những quảng cáo mà bạn có thể quen thuộc nhất. Chúng xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm với biểu tượng “Quảng cáo” màu đen bên cạnh URL.

Quảng cáo hiển thị (Google display network)

Là một hệ thống mạng lưới các trang web khổng lồ trên internet thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho phép các doanh nghiệp thông qua chạy quảng cáo Google ads để đặt banner về sản phẩm, dịch vụ của mình lên các website đó. Lợi ích cho chủ sở hữu trang web là họ được trả tiền cho mỗi nhấp chuột hoặc những lần hiển thị quảng cáo. Lợi ích đối với nhà quảng cáo là họ có thể hiển thị nội dung của mình đến khách hàng vì Google sẽ chọn hiển thị chúng trên các trang web mà đối tượng mục tiêu của bạn thường xuyên truy cập. 

Ngoài ra, quảng cáo hiển thị còn được gọi là quảng cáo hiển thị hình ảnh (có thể là đồ họa tĩnh hoặc động) và được đề xuất cho các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu. Hay quảng cáo văn bản (trong các chiến dịch tìm kiếm) hướng đến người dùng nhiều hơn trong phễu tiếp thị. 

Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)

Là xu hướng quảng cáo mới của Google, một hình thức để chạy quảng cáo Google ads có thông tin chi tiết về các sản phẩm cụ thể mà bạn bán (thông tin, giá thành sản phẩm cho đến thông tin nhãn hàng). Hai nền tảng kiểm soát những quảng cáo này là Google Ads và Google Merchant Center. Quảng cáo mua sắm rất phù hợp với những doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ trực tuyến.

Quảng cáo mua sắm không chỉ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm chuẩn của Google nữa. Chúng cũng hiển thị trên tab Mua sắm, trên các trang web đối tác tìm kiếm, trong dịch vụ và ứng dụng iOS và Android, thậm chí trên YouTube và Mạng hiển thị của Google.

Khi sử dụng loại quảng cáo google mua sắm, bạn chỉ bị tính phí khi:

  • Người dùng nhấp vào quảng cáo dẫn trực tiếp đến trang đích trên trang web của bạn.
  • Người dùng nhấp vào quảng cáo dẫn đến trang đích được lưu trữ bởi Google.

Quảng cáo video (Video Ads)

Quảng cáo video là một trong những cách phổ biến nhất khi chạy quảng cáo Google ads để tiếp cận khán giả trực tuyến, một chiến lược tiếp thị liên quan đến việc tạo một video ngắn và nhiều thông tin để quảng bá sản phẩm ở trước, trong hoặc sau video chính. Nó giúp kể một câu chuyện, cải thiện khối lượng bán hàng, tạo buzz, truyền tải thông tin một cách súc tích và hấp dẫn, đồng thời tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Quảng cáo chiến dịch video có nhiều dạng khác nhau. Có những quảng cáo video có thể bỏ qua những cũng có những quảng cáo không thể bỏ qua và xuất hiện phía trước video YouTube ở dạng đầu video:

chạy quảng cáo google ads

Có rất nhiều lợi ích bạn có thể gặt hái được sau khi thực hiện chạy quảng cáo google ads video. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu bạn nên xác định các định dạng quảng cáo video phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là các định dạng quảng cáo video:

– Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads)

– Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads)

– Quảng cáo đệm (Bumper ads)

– Quảng cáo ngoài luồng (Trueview outstream)

– Quảng cáo khám phá video TrueView

– Quảng cáo trên trang đầu của YouTube (YouTube Masthead ads)

Hiện nay, với tiện ích “mở rộng cho quảng cáo Youtube”, bạn có thể khiến khách hàng tương tác với quảng cáo mà không cần rời khỏi Youtube, điều này đem lại nhiều sự thoải mái hơn cho khách hàng.

Quảng cáo ứng dụng (Apps)

Với quảng cáo ứng dụng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quảng cáo ứng dụng của mình trên các sản phẩm lớn nhất của Google bao gồm: Google Tìm kiếm, Google Play, YouTube và Mạng hiển thị của Google. Nếu bạn sở hữu một ứng dụng và muốn chạy quảng cáo oogle ads thì loại chiến dịch này là dành cho bạn.

Giống như quảng cáo video, quảng cáo ứng dụng cũng được bao gồm trong Display Network nhưng các chiến dịch ứng dụng tự động hơn một chút, bạn không phải thiết kế từng quảng cáo ứng dụng riêng lẻ. Thay vào đó, google sẽ lấy nội dung và hình ảnh quảng cáo từ danh sách ứng dụng của bạn để thiết kế quảng cáo phù hợp. Với cách này, ứng dụng của bạn sẽ dễ dàng phân phối và kết nối đến nhiều khách hàng hơn.

Quảng cáo thông minh (Google Ads Smart)

Chiến dịch thông minh là loại chiến dịch mặc định mới dành cho người dùng chạy quảng cáo Google Ads, chúng được thiết kế để hợp lý hóa quá trình thiết lập chiến dịch quảng cáo Google thông thường để đáp ứng tốt nhất các mục tiêu kinh doanh cho dù đó là khách hàng tiềm năng hay lượt truy cập trang web.

Đồng thời, chúng được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận nhiều khách hàng trực tuyến hơn, làm nổi bật các lợi ích về sản phẩm của doanh nghiệp và thu hút khách hàng. Các chiến dịch thông minh xuất hiện ở định dạng tìm kiếm, quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc mua sắm.

Lưu ý: Dù với bất cứ hình thức quảng cáo nào thì bạn cũng phải nhớ đến CTA (Call to action) – lời kêu gọi hành động để users có thể thực hiện những hành động như mua hàng, điền form,… giúp ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất quảng cáo.

Kỹ thuật google ads cơ bản

Để tạo tài khoản Google Ads, bạn cần có địa chỉ email và trang web cho doanh nghiệp của mình. Ngay cả khi không có trang web, bạn vẫn có thể quảng cáo trên Google bằng cách sử dụng Chiến dịch thông minh hay trải nghiệm chạy quảng cáo Google Ads mặc định cho các nhà quảng cáo mới.

Bạn có nghĩ rằng bạn nên bắt đầu sử dụng Google Ads để chạy quảng cáo ngay bây giờ không? Chỉ với một vài bước đơn giản bạn đã có thể thiết lập chiến dịch đầu tiên của bạn trên Google Ads.

Đăng ký tài khoản chạy quảng cáo Google Ads

Bước 1: Đầu tiên, hãy truy cập trang chủ Google Ads. Ở góc trên cùng bên phải, nhấp vào ‘Bắt ​​đầu ngay bây giờ.’

chạy quảng cáo google ads

Bạn sẽ được hướng dẫn đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc thiết lập tài khoản mới.

Bước 2: Chọn tên doanh nghiệp và trang web

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được đưa đến một trang nơi bạn sẽ cung cấp tên doanh nghiệp và trang web của mình. URL bạn cung cấp là nơi bất kỳ ai nhấp vào quảng cáo của bạn sẽ được đưa đến.

chạy quảng cáo google ads

chạy quảng cáo google ads

Bước 3: Chọn mục tiêu quảng cáo

Tiếp theo, hãy thiết lập mục tiêu chạy quảng cáo Google ads. Bạn có bốn tùy chọn: Nhận nhiều cuộc gọi từ khách hàng hơn, nhận được nhiều lượt đăng ký hơn, bán nhiều hàng trên trang web hơn hoặc nhận được nhiều lượt truy cập hơn, đồng thời nhận được nhiều lượt xem và tương tác hơn trên YouTube.

chạy quảng cáo google ads

Thiết lập ngân sách thanh toán quảng cáo

Tại đây, bạn sẽ sử dụng các tùy chọn ngân sách do Google cung cấp hoặc nhập một ngân sách cụ thể.

Cung cấp thông tin thanh toán

chạy quảng cáo google ads

Thiết lập quảng cáo Google Ads

Tạo quảng cáo Google Ads đòi hỏi sự sáng tạo và một chút thách thức. Rất may, Google sẽ cung cấp cho bạn các mẹo về những gì cần làm để tạo một quảng cáo chính xác. Nhưng tất nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần viết một nội dung quảng cáo thu hút và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

chạy quảng cáo google ads

Trên trang tiếp theo, bạn có thể chọn từ khóa phù hợp với thương hiệu của mình. Nếu bạn không quen với việc nghiên cứu từ khóa, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những từ khóa mà Google đã đề xuất. Sau khi chọn các từ khóa phù hợp, hãy nhấp vào ‘Tiếp theo.’

chạy quảng cáo google ads

Trang tiếp theo cho phép bạn chọn vị trí hoặc các vị trí mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện. Nó có thể ở gần địa chỉ thực của bạn hoặc bất cứ nơi nào khác.

Thiết lập ngân sách

Trong Google Ads, bạn có thể thiết lập ngân sách trung bình hằng ngày cho từng chiến dịch hoặc sử dụng ngân sách chung để phân bổ cho nhiều chiến dịch. Bạn có thể thiết lập ngân sách bằng cách:

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.
  2. Nhấp vào biểu tượng công cụ Google Ads | [Biểu tượng] công cụ, rồi nhấp vào Ngân sách trong mục “Thư viện chia sẻ”.
  3. Nhấp vào nút dấu cộng 
  4. Đặt tên cho ngân sách mới và đặt số tiền.
  5. Thêm một số chiến dịch vào ngân sách của bạn (không bắt buộc).
  6. Nhấp vào Lưu.

Đặt chi phí quảng cáo trên Google Ads

Khi bạn đã thiết lập các chiến dịch quảng cáo của mình, đã đến lúc bắt đầu đặt chi phí quảng cáo. Để chạy quảng cáo Google Ads, bạn cần phải đặt ngân sách và chọn tùy chọn mức chi phí phù hợp. Ngân sách là hạn mức tính phí cho một chiến dịch quảng cáo riêng lẻ. Do đó, bạn nên đặt ngân sách này tương ứng với số tiền trung bình mà bạn có thể chi tiêu mỗi ngày. Mặc dù chi phí sẽ phụ thuộc vào ngân sách và mục tiêu của bạn, nhưng có một số chiến lược và cách cài đặt chi phí bạn nên biết dưới đây.

Có 3 hình thức tính phí khác nhau chi chạy quảng cáo Google Ads:

  • Cost per click – CPC: Tính phí theo số lần nhấp chuột vào quảng cáo
  • Cost per Miles – CPM: Tính phí theo số lần quảng cáo được hiển thị
  • Cost per Action – CPA: Tính phí theo số lần thực hiện hành động cụ thể

Có hai cách đặt chi phí chạy quảng cáo Google Ads cho các từ khóa là tự động và thủ công. Đây là cách chúng hoạt động:

  • Chi phí tự động đặt Google vào vị trí của người điều khiển và cho phép nền tảng điều chỉnh chi phí của bạn dựa trên đối thủ cạnh tranh.
  • Chi phí thủ công cho phép bạn đặt chi phí cho các nhóm quảng cáo và từ khóa của mình, giúp bạn cắt giảm chi tiêu cho các quảng cáo Google Ads kém hiệu quả.

Viết mẫu quảng cáo

Làm thế nào để chạy quảng cáo Google Ads thu hút khách hàng? Đó là khi bạn sở hữu mẫu quảng cáo chất lượng, có tính chuyển đổi cao. Một mẫu quảng cáo Google Ads sẽ có một cấu trúc chung như sau:

  • Tiêu đề
  • Đường dẫn
  • Mô tả
  • Các tiện ích mở rộng

Và theo cập nhật mới nhất từ chính sách của Google, một mẫu quảng cáo cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Font chữ: “Arial, sans-serif”
  • Màu chữ: xanh dương (mã màu #1a0dab)
  • Cỡ chữ: 20px

Và đó là cách dễ dàng để tạo quảng cáo Google ads đầu tiên của bạn!

Kỹ thuật chạy Google Ads nâng cao

Tối ưu nội dung trang đích

Bạn đã rất nỗ lực để xây dựng các chiến dịch quảng cáo trên google ads, nhưng để thu hút khách hàng, bạn còn cần một trang đích hấp dẫn. Trang đích là một trang web có mục đích cụ thể – mục tiêu của trang đích là tăng tỷ lệ chuyển đổi, một thành phần quan trọng của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến, được thiết kế đặc biệt để tạo doanh số bán hàng hoặc thu hút khách hàng tiềm năng. Các trang đích thường là điểm đến chính của các chiến dịch chạy quảng cáo Google Ads.

Vậy làm sao cho các trang đích của bạn trở nên hiệu quả hơn? Đó chính là việc thực hiện tối ưu hóa trang đích sẽ đảm bảo rằng bạn đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao nhất có thể từ những khách truy cập đến trang đích đó. Ngoài ra, giảm chi phí “mua” lại khách hàng, có được nhiều khách hàng hơn và tối đa hóa giá trị chi tiêu cho việc chạy quảng cáo google ads của bạn.

Vậy tối ưu hóa là làm gì? Tối ưu hóa có nghĩa là làm cho trang đích của bạn trở nên tốt nhất có thể. Chúng bao gồm chỉnh sửa tất cả hoặc một phần về hình ảnh, nội dung, từ khóa hay giao diện…để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng ta có một số cách để tối ưu hóa trang đích khi chạy quảng cáo Google Ads như:

  • Đơn giản hóa trang đích
  • Cải thiện UX, UI (trải nghiệm người dùng và giao diện người dùng)
  • Call-To-Action đơn giản
  • Ghi nhớ hành trình của người dùng
  • Thêm lời chứng thực để tăng khả năng chuyển đổi người dùng
  • Tối ưu hóa trang đích của bạn cho SEO
  • Thử nghiệm A/B…

Một số lý do khiến trang đích có tỷ lệ chuyển đổi thấp:

  • Thiết kế không trực quan
  • Tiêu đề kém hấp dẫn
  • Ngắt kết nối giữa bản sao quảng cáo và bản sao trang đích
  • Lời kêu gọi hành động (Call-To-Action) không nổi bật
  • Nội dung lan man, sao nhãng ngoài mục đích chính của trang đích

Xem thêm: Ladipage là gì? Làm sao để xây dựng một trang đích hiệu quả với ladipage?

Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Re-marketing)

Thuật ngữ “tiếp thị lại” thường được sử dụng khi thu thập thông tin liên hệ từ các khách hàng tiềm năng để cung cấp các chiến dịch email. Cài đặt đối tượng tiếp thị lại còn được gọi là nhắm mục tiêu lại, là một chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số cho phép các thương hiệu hiển thị quảng cáo cho những người dùng đã truy cập trang web của thương hiệu trước đó.

98% khách truy cập trang web sẽ rời khỏi trang web của bạn mà không cần mua hàng. Tiếp thị lại tăng cơ hội để chuyển đổi người dùng thành khách hàng bằng cách tiếp tục tương tác với họ trên web và trên phương tiện truyền thông xã hội bằng cách sử dụng quảng cáo hiển thị hình ảnh. Quảng cáo được điều chỉnh theo sở thích của họ, hiển thị các sản phẩm mà họ có khả năng quan tâm, từ đó giúp tăng cơ hội bán hàng. Với cài đặt đối tượng tiếp thị lại, thương hiệu và sản phẩm của bạn luôn ở vị trí hàng đầu trong tâm trí khách truy cập trước đây.

Theo dõi và tối ưu quảng cáo google ads

Sau khi thực hiện chạy quảng cáo Google Ads cho sản phẩm/dịch vụ, bước tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra hiệu quả hoạt động của quảng cáo đó để đảm bảo đáp ứng mục tiêu đề ra. Tại sao việc theo dõi và tối ưu hóa khi chạy quảng cáo Google Ads lại quan trọng đến vậy? Bởi vì, việc này đảm bảo bạn đang xác định đúng mục tiêu, đúng thời điểm về hành vi mua sắm của người dùng. Điều này không chỉ làm tăng cơ hội bán hàng mà còn đảm bảo rằng bạn đang thực hiện chạy quảng cáo google ads với số chi phí ít nhất có thể.

Đây là top 8 cách tối ưu khi chạy quảng cáo Google Ads:

1. Điều chỉnh giá thầu

2. Tạm dừng các từ khóa không hiệu quả

3. Phân bổ lại ngân sách quảng cáo

4. Xử lý Truy vấn tìm kiếm

5. Lập lịch quảng cáo theo khung giờ

6. Thiết lập ưu tiên thiết bị

7. Thiết lập ưu tiên khu vực địa lý

8. Tắt/ Thay mẫu quảng cáo

10 lỗi khiến quảng cáo google ads bị từ chối (disapproved)

Việc quảng cáo Google Ads bị disapproved xảy ra khi quảng cáo của bạn đi ngược lại các chính sách quảng cáo của Google. Quảng cáo google ads trải qua quá trình xem xét tự động và nếu quảng cáo của bạn vi phạm một trong các chính sách quảng cáo của Google, Google sẽ thằng thừng disapproved.

Dưới đây là 10 lỗi khiến chạy quảng cáo google ads bị disapproved phổ biến nhất:

  • Lỗi dấu câu trong quảng cáo Google Adwords
  • Lỗi viết in hoa trong quảng cáo Google Adwords
  • Lỗi tuyên bố nhất trong quảng cáo Google Adwords
  • Quảng cáo mặt hàng nhạy cảm
  • Lỗi thương hiệu
  • Đưa số điện thoại vào nội dung quảng
  • Lỗi lặp từ hoặc cụm từ
  • “Click Vào Đây!”
  • Dùng ký hiệu một cách “sáng tạo”
  • Các Lỗi Khác trong Google Adwords

Đây là cách để khắc phục 10 lỗi trên

Ngày nay, sự hiện diện mạnh mẽ của Google là rất quan trọng đối với mọi loại hình kinh doanh, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp. Và việc sử dụng Google Ads mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta là không thể phủ nhận. Đây là một trong những cách tốt nhất để quảng cáo trực tuyến tiết kiệm chi phí mà lại thu hút được nguồn khách hàng mới, tăng doanh thu hoặc xây dựng thương hiệu phát triển rộng rãi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x