Biết được nhiều cách tiếp thị ứng dụng là điều cần thiết để phát triển chiến lược tổng thể của bạn. Không những thế, việc hiểu và kết hợp những chiến lược với nhau cũng là cách để tạo ra một chiến lược tiếp thị ứng dụng (Mobile App Marketing) thành công. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 9 chiến lược tiếp thị ứng dụng mà bạn cần biết và cách sử dụng chúng để đạt được các mục tiêu mong muốn của bạn.
Landing Page và Blog của ứng dụng
Landing Page luôn là một phần quan trọng trong chiến lược Mobile App Marketing. Vì nó cho phép người dùng tìm hiểu thêm về ứng dụng của bạn. Đây là một phương pháp tiếp thị khá hiệu quả, chi phí không quá cao. Landing page thường nằm trong kế hoạch với mục tiêu tiếp cận và thu hút người dùng mới.
Khi thiết lập Landing Page cho Mobile App Marketing, bạn phải cung cấp hình ảnh trực quan nhất về những gì mà một người dùng có thể nhận được nếu họ cài đặt. Landing Page phải bao gồm các liên kết đến ứng dụng của bạn trong App Store và Google Play với lời kêu gọi hành động (Call-to-action) rõ ràng.
Tùy vào nhóm ngành, lĩnh vực mà người dùng của bạn sẽ có nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn như đoạn giới thiệu trò chơi cho trò chơi di động. Tuy nhiên, dù thuộc bất cứ nhóm nào, việc hiển thị đánh giá của người dùng và hình ảnh chụp màn hình về trải nghiệm trên ứng dụng cũng đều rất quan trọng.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên cập nhật thông tin về ứng dụng trên blog. Đẩy mạnh SEO cho blog cũng là một cách để hỗ trợ quá trình tiếp cận đối tượng mục tiêu trên các công cụ tìm kiếm. Blog của bạn cần được chia sẻ liên tục trên các kênh truyền thông xã hội của bạn. Đồng thời bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích để tìm ra loại nội dung giá trị mang về kết quả tốt cho chiến lược tổng thể của bạn.
Tối ưu hóa trên App Store
Tối ưu hóa trên cửa hàng ứng dụng (ASO – App Store Optimized) là quá trình cải thiện khả năng hiển thị ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng như App Store hay Google Play. Điều này cũng rất quan trọng vì ngay cả khi chiến dịch Mobile App Marketing của bạn hướng một số lượng lớn người dùng tiềm năng đến App Store.
Tương tự SEO, ASO yêu cầu bạn xác định và sử dụng các từ khóa có thể giúp ứng dụng của bạn xếp hạng cao trong App Store. Bạn cũng cần chuẩn bị ảnh chụp màn hình (screenshot) của ứng dụng kèm với video hướng dẫn sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng các danh mục ứng dụng phụ để người dùng có nhiều cách tìm thấy ứng dụng của bạn. Nếu có thể, bạn nên “địa phương hóa” câu chuyện ứng dụng, chẳng hạn như ngôn ngữ. Điều này giúp cho người dùng ở bất kỳ nơi nào cũng sẽ biết được ứng dụng của bạn là gì.
Social Media Marketing
Là một marketer chắc hẳn bạn đã biết sức mạnh của các mạng xã hội trong việc marketing cho một thương hiệu hay sản phẩm nào đó. Hiện nay, với tốc độ phát triển “chóng mặt” của công nghệ, bên cạnh Facebook, bạn có thể kết hợp thêm Instagram, Linkedin, Tiktok, Twitter,..để đẩy mạnh nội dung trên mạng xã hội.
Thống kê mới nhất cho thấy, trong năm 2020, cứ một người dùng trên thế giới sẽ dành đến 1 tiếng 22 phút mỗi ngày để “lướt” mạng xã hội. Điều đó đồng nghĩa, mạng xã hội là “mảnh đất màu mỡ” để bạn thỏa sức vẫy vùng với chiến dịch Mobile App Marketing của mình. Và nếu bạn bỏ lỡ nó, chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ của mình.
Ví dụ: mạng xã hội là một cách tuyệt vời để xây dựng cộng đồng và nhận phản hồi từ những người dùng không thể liên hệ với bạn trong ứng dụng hoặc trên website.
Nội dung cho các kênh truyền thông xã hội của bạn có thể bao gồm các mục blog, cuộc thi, chủ đề thảo luận và nội dung do người dùng tạo. Bạn cũng có thể tích hợp phương tiện truyền thông xã hội vào ứng dụng của mình và cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ nội dung từ ứng dụng của bạn trên các kênh truyền thông xã hội của họ.
Influencer marketing
90% người mua hàng cho biết, lời giới thiệu từ một người khác khiến họ có cảm giác tin tưởng để ra quyết định mua sản phẩm hoặc hoặc dịch vụ của một thương hiệu nào đó. Điều này đủ cho thấy Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) sẽ mang lại lợi nhuận lớn đến thế nào nếu các doanh nghiệp biết tận dụng. Và với Mobile App Marketing cũng thế.
Influencer Marketing là việc sử dụng những người có ảnh hưởng để tiếp cận người dùng mới và quảng bá thương hiệu của bạn. Thông qua các Influencers, bạn sẽ có nhiều cách để đạt được mục tiêu tiếp thị. Chẳng hạn, bạn có thể “tặng quà miễn phí’ để họ có thể chia sẻ với khán giả. Lợi ích của quảng cáo trả phí là nội dung tiếp thị của bạn sẽ có sự sáng tạo hơn.
Ví dụ như bạn đang muốn quảng bá một ứng dụng tài chính. Những người có ảnh hưởng có thể sử dụng ứng dụng của bạn để chuyển khoản, thanh toán,.. sau đó họ sẽ giới thiệu và chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội của họ. Đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu với người dùng về chức năng của ứng dụng của bạn và cung cấp cho họ lý do duy nhất để cài đặt dựa trên sự quan tâm của họ đối với một người có ảnh hưởng.
Chiến dịch chuyển đổi người dùng trả phí
Chuyển đổi người dùng trả phí là hoạt động đưa người dùng mới đến với ứng dụng của bạn thông qua quảng cáo có trả tiền. Và đối với ứng dụng thì có 2 hình thức chủ yếu đó chính là CPI và CPR. Trong đó, CPI (Cost-per-install) là giải pháp tính phí dựa trên lượt tải ứng dụng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ dừng ở việc tải và cài đặt. Nhiều trường hợp người dùng chỉ tải mà không sử dụng khiến nhà quảng cáo khó đo lường được hiệu quả chiến dịch. Do đó, CPI chỉ phù hợp cho giai đoạn ngắn với mục tiêu đẩy số lượt tải app.
Ngược lại, CPR (Cost-per-register) – giải pháp tính phí trên lượt đăng ký, hướng đến kết quả là người dùng thật. Đối với CPR, nhà quảng cáo chỉ trả phí sau khi người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng. Tức là họ phải trải qua hành trình Tải -> cài đặt -> đăng ký. Giải pháp này phù hợp với kế hoạch Mobile app marketing dài hạn hơn, bởi nó hướng đến chất lượng người dùng hơn số lượng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về giải pháp CPR cho Mobile App Marketing tại đây
Nhìn chung, hai giải pháp trên đều yêu cầu bạn thiết lập các chiến dịch và điều chỉnh chi tiêu quảng cáo của mình theo thời gian để có kết quả tốt nhất. Điều quan trọng là phải biết những người dùng bạn muốn thu hút và các hành động trong ứng dụng mà bạn muốn họ hoàn thành.
KPIs – những chỉ số vàng trong Mobile App Marketing
Thành công của bất kỳ chiến dịch nào, kể cả Mobile App Marketing cũng đều được đánh giá dựa trên KPIs. Đây là những con số được sử dụng để đo lường hiệu suất của ứng dụng so với mục tiêu ban đầu. Đo lường hiệu suất bằng các KPI này sẽ cung cấp một cái nhìn rõ ràng về những kênh mà ứng dụng đang hoạt động tốt và những nơi nào cần cải thiện.
Các KPI quan trọng mà bạn nên biết bao gồm: Số lượng người dùng đang hoạt động hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng (DAU – Daily Active User, WAU – Weekly Active User, MAU – Monthly Active User); Chi phí mỗi chuyển đổi (CPA – Cost Per Action), Chi phí mỗi lượt cài đặt (CPR – Cost Per Register); Tỷ lệ chuyển đổi (CTR – Conversion Rate).
Kế hoạch giữ chân người dùng
Tỷ lệ giữ chân người dùng có thể hiểu đơn giản là số lượng người dùng vẫn còn ở lại với bạn sau một thời gian sử dụng ứng dụng. Một trong những nghiên cứu mới nhất mà chúng tôi vừa nhận được đã cho thấy chỉ số sẽ có xu hướng giảm dần trong chu kỳ 30 ngày. Cụ thể là: Ngày 1 (26%), Ngày 7 (11%), Ngày 21 (7%) và đến Ngày 30 (6%) sẽ là lúc chỉ số thấp nhất.
Tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân người dùng giữa các ứng dụng thuộc những mảng ngành khác nhau thường cũng sẽ khác nhau. Các Marketer thường sẽ tập trung vào việc giữ chân người dùng như một phương tiện để tăng LTV (giá trị lâu dài) và ROAS. Bằng cách giữ chân người dùng lâu hơn, bạn sẽ nhận được nhiều tương tác và doanh thu hơn từ những người dùng đã cài đặt ứng dụng của bạn.
Cụ thể, nhiều marketer cũng áp dụng hình thức phát triển ứng dụng theo hướng Eco-systerm để giữ chân người dùng. Chẳng hạn khi ứng dụng triển khai giải CPR, sẽ được ACCESSRADE tích hợp thêm hệ thống Eco-system với hơn 1000 voucher, mã giảm giá, cashback,.. từ các đối tác. Từ đó giúp người dùng có thêm nhiều lý do để quay trở lại sử dụng app.
Email Marketing
Tạo một danh sách email tiềm năng là một trong những cách để giúp người dùng có thể thường xuyên cập nhật thông tin và các chương trình khuyến mãi đang được triển khai trên ứng dụng. “Bí kíp” này có thể giúp bạn tăng tỷ lệ giữ chân người dùng và cải thiện doanh thu đáng kể. Theo báo cáo gần nhất từ Emarsys – một công ty chuyên cung cấp các giải pháp tiếp thị trên điện toán đám mây, có đến hơn 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng email để thu hút khách hàng tiềm năng cũng như giữ chân khách hàng cũ.
Một ưu điểm đáng giá của email marketing so với các loại hình khác chính là nó giúp phân hóa rõ ràng chất lượng của người dùng, giúp bạn bớt được một công đoạn sàng lọc người dùng. Vì chỉ những người thật sự quan tâm mới để lại email. Do đó, email marketing chính là giải pháp hữu hiệu để bạn tiếp cận với người dùng. Chính vì thế, bạn cần xây dựng một chuỗi Email Nurturing để nuôi dưỡng tệp email của mình.
Đặc biệt, bạn đừng quên sáng tạo những CTA (lời kêu gọi hành động), làm sao để chúng trở nên thật thuyết phục. Theo Toast, một CTA tốt có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột của người dùng lên đến 371%. Cá nhân hóa nội dung email lẫn CTA cũng là một cách để bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hubspot, một nền tảng khá nổi tiếng trong cộng đồng Marketers cũng cho rằng các CTA được cá nhân hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn các CTA thông thường tới 202%.
Chuẩn bị chiến lược truyền thông cho ứng dụng của bạn
Liên hệ với báo chí vào những thời điểm thích hợp là một cách thông minh để truyền bá nhận diện về ứng dụng của bạn. Tuy nhiên, với khối thông tin dày đặc như hiện nay, bạn cần phải có chiến lược Mobile App Marketing để nội dung của mình nổi bật. Bên cạnh đó, người dùng đang ngày một khắt khe hơn. Đòi hỏi nội dung khi đi báo cần có sự khách quan, tránh PR quá sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu.
Làm thế nào để doanh nghiệp chọn đúng đối tác phát triển Mobile App Marketing?
Người người dùng App, nhà nhà ra App đã giúp các kênh Mobile App Marketing phát triển mạnh mẽ. Để xây dựng và “chăm sóc” một ứng dụng, doanh nghiệp bạn cần tìm đối tác phát triển App đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Số lượng người tải App: Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu mà bất kỳ nhà phát triển App nào cũng mong muốn phát triển. Việc tăng số lượng người tải ứng dụng hiện tại có CPI – Cost per Install, nghĩa là tính phí dựa trên số lượng tải App. Giá của hình thức này có từ thấp đến cao nhưng chất lượng tải chưa được đảm bảo dẫn đến tình trạng tỉ lệ lượt tải ảo khá cao.
- Chất lượng người dùng App: Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển sang một mô hình mới trong App Marketing, đó là CPR – Cost Per Register. CPR giúp thu hút người dùng thật. Các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền trên mỗi lượt tải app và đăng ký sử dụng thành công mà không phải mất thêm chi phí nào khác. CPR cam kết người tải ứng dụng đều là người dùng thật 100%.
- Phạm vi tiếp cận: Không chỉ cần chú ý đến lượt tải ứng dụng, nhà phát triển còn phải tối đa hóa phạm vi tiếp cận người dùng ứng dụng. Tiếp cận khách hàng mới dựa trên sự hài lòng mà khách hàng cũ có được khi sử dụng ứng dụng của bạn, họ sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân tiếp tục tải và dùng app của các doanh nghiệp.
- Tính tiện dụng của App: Một chiếc App chỉ có duy nhất một tín năng sẽ dễ dàng bị một chiếc App đa năng và tiện dụng hơn thay thế. Việc phát triển một siêu ứng dụng với nhiều chức năng và ưu đãi sẽ giúp cải thiện trải nghiệm một cách tốt hơn và giữ chân người dùng ở lại với ứng dụng của bạn lâu hơn.
Làm sao để chọn được đơn vị có thể đáp ứng những tiêu chí nêu trên để tiến hành Mobile App Marketing?
Mới đây, Appsflyer đã công bố bảng xếp hạng các nền tảng Mobile App Marketing phát triển nhanh nhất 2020, đứng đầu là Tiktok, tiếp theo đó là AdColony và ACCESSTRADE. Ở mảng Mobile app phi game, Tiktok vẫn chiếm trọn ưu thế khi dẫn đầu về tốc độ phát triển ở Việt Nam, bên cạnh đó, đáng chú ý là ACCESSTRADE đột phá xếp hạng đến vị trí Top 2. Công bố của Appsflyer dựa theo kết quả khảo sát tại 4 quốc gia Đông Nam Á Indonesia, Vietnam, Singapore, Thailand với hơn 90 triệu lượt cài đặt app và 1400 ứng dụng. Đây cũng là một kênh uy tín và là một sự gợi ý đáng cân nhắc cho các doanh nghiệp đang tìm đối tác và kênh để phát triển ứng dụng.
Top 5 nền tảng Mobile App Marketing phát triển nhanh nhất Việt Nam. Nguồn Appsflyer
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về thị phần so kè cùng ông lớn Tiktok thì ACCESSTRADE gây ấn tượng cho các doanh nghiệp phát triển ứng dụng với mô hình CPR (Cost-Per-Register). Sự khác biệt giúp đơn vị này bức phá đường đua là mô hình CPR chỉ trả phí trên người dùng thật kết hợp cùng ACCESSTRADE ecosystem – hệ sinh thái hàng ngàn voucher, cashback, mã giảm giá sẵn có – dành cho app để doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp app thành “super app”, từ đó giữ chân người dùng app hiệu quả hơn.
Bảng xếp hạng Top 5 Platform Mobile App Marketing hiệu quả nhất Việt Nam 2020 từ Appsflyer cùng các tiêu chí lựa chọn đối tác đã nêu trong bài hi vọng đã đem đến cho bạn những hướng đi mới để phát triển ứng dụng của doanh nghiệp mình.
Trên đây là các “bí kíp” có thể vận dụng trong chiến lược Mobile App Marketing của bạn, dù ở bất kỹ lĩnh vực nào. Hy vọng thông qua những chia sẻ từ ACCESSTRADE có thể giúp bạn triển khai bản chiến lược thành công cho ứng dụng của mình.