Influencer là gì? Có mấy dạng Influencer tại Việt Nam?

Trong các chiến dịch Marketing gần đây, các doanh nghiệp thường sử dụng hình ảnh của các Influencer và KOC như tiền đề để quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của mình. Tuy đây không phải là một chiến lược hoàn tới mới nhưng được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi bởi nó mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Và để hiểu hơn về Influencer là gì  có mấy dạng Influencer tại Việt Nam thì xin mời các bạn tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé. 

Influencer là gì
Influencer là gì? Có mấy dạng Influencer tại Việt Nam

Influencer là gì? Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng Influencer marketing?

Khái niệm Influencer là gì?

Influencer được hiểu là người có sức ảnh hưởng và tác động rất lớn đến suy nghĩ, hành vi cũng như quyết định mua hàng của một nhóm đối tượng hoặc một cộng đồng lớn nhất định. Mức độ ảnh hưởng của tệp người ảnh hưởng này tùy thuộc vào độ nổi tiếng, kiến thức, địa vị trong xã hội hoặc những trải nghiệm thực tế về sản phẩm/dịch vụ của chính các Influencer. 

Cơ chế ra quyết định mua hàng
Cơ chế ra quyết định mua hàng – Research 2010 of Harris Interactive

“71% khách hàng ra quyết định ảnh hưởng bởi “Lời khuyên”,“Tư vấn”,“Đề xuất” từ Bạn bè, Chuyên gia”. Cũng vì lẽ đó mà các doanh nghiệp đã ứng dụng Influencer vào chiến lược marketing như một lẽ thường tình.

Vậy Influencer marketing là gì?

Influencer marketing là một hình thức marketing sử dụng những người ảnh hưởng để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, họ sẽ là người truyền cảm hứng và doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho người ảnh hưởng đã giúp bạn làm điều đó. Những người ảnh hưởng sẽ lan truyền tiếng nói của họ thông qua các kênh mạng xã hội.

Một số tiêu chí đánh giá và phân tích Influencer là gì?

Có 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì trên mạng xã hội:

Relevance (Sự liên quan)

Đây được xem là tiêu chí quan trọng đầu tiên mà bất kì doanh nghiệp nào cũng nên chú ý. Sự tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu:
• Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
• Demographic (Thông tin nhân khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
• Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
• Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhân khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.

Reach (Độ phủ)

Sẽ được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Đa phần, doanh nghiệp/ thương hiệu luôn ưu tiên chọn những TOP Influencer bời vì họ sở hữu lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người.

Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng)

Là chỉ số chỉ mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Mỗi nội dung sẽ có mức độ tương tác khác nhau và Resonance sẽ là cái để xác định mức độ tương tác trên này.

Sentiment (chỉ số cảm xúc)

Việc phân tích chỉ số cảm xúc – Sentiment sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tình hình thị trường, hiểu được những gì đang được nói về thương hiệu, chiến dịch trên các nền tảng mạng xã hội. Để đo lường được chỉ số này, thảo luận sẽ được chia thành: Tích cực, tiêu cực, trung lập và hỗn hợp.

Phân loại các dạng Influencer Việt nam

Với mỗi chiến dịch Marketing, việc truyền tải thông điệp không chỉ đơn thuần là chào hàng mà còn phải mang tính “chân thật”. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn Influencer phù hợp, có độ ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu, cũng như có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm thì chiến dịch Marketing mới thành công.

Có mấy dạng Influencer tại Việt Nam
Influencer – Những người có tầm ảnh hưởng đối với một nhóm người nhất định

Sau đây là một số dạng Influencer Việt Nam mà doanh nghiệp cần phải nắm trước khi đi đến bước lựa chọn:

Influencer phân theo lượt theo dõi (follow)

  • Mega-Influencers: Là nhóm người ảnh hưởng “cao cấp” nhất bởi vì họ có lượng dõi cực khủng (thường trên 1 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội). Nhóm này thường là các ca sĩ, diễn viên, người mẫu hạng A nổi tiếng trong showbiz. Chi phí chi trả để PR sản phẩm rất cao và thường chỉ có các thương hiệu lớn mới có khả năng hợp tác. 
  • Macro-Influencers: Thấp hơn nhóm Mega-Influencer một bậc là tệp ảnh hưởng có lượng theo dõi lớn: dao động trong khoảng 40.000 đến 1 triệu. Với nhóm này, doanh nghiệp dễ tiếp cận và hợp tác hơn vì chi phí không quá cao như Macro, song khả năng thay đổi nhận thức của họ cũng rất cao.
  • Micro-Influencers: Là nhóm có lượng theo dõi không hề kém cạnh với 2 nhóm trên (lượng theo dõi trong khoảng 1.000 đến 40.000). Đây cũng là nhóm Influencer được các doanh nghiệp nhỏ yêu thích hợp tác vì đối tượng này chi phi khá hợp lý.
  • Nano-Influencers: Là nhóm Influencer tuy có lượng theo dõi thấp nhất (dưới 1.000 người) nhưng sức ảnh hưởng của họ đối với những người theo dõi là tương đối cao. Vì nội dung họ đăng tải lên mạng xã hội rất tự nhiên, chân thật nên dễ tiếp cận đến người theo dõi.

Influencer phân theo nội dung hoạt động

  • Blog: Hay còn được gọi là Bloger – những người viết blog trên các nền tảng mạng xã hội, WordPress. Họ là những người sáng tạo nội dung có tác tác động mạnh mẽ đến tâm trí, suy nghĩ của người theo dõi.
  • Youtube: Là những người sáng tạo nội dung video. Trong đó, nội dung càng hay, càng chất lượng thì càng thu hút nhiều lượt xem và đăng ký. Điểm đặc biệt của người ảnh hưởng trên Youtube đó là họ đầu tư rất nhiều về chất lượng video, cả về hình lẫn âm thanh và nội dung.
  • Social Media: Các nền tảng Social Media phổ biến nhất hiện nay: Facebook, Tik Tok, Instagram, Twitter,… Các Influencer nổi lên từ những kênh này thường rất nhanh và nội dung được lan truyền với tốc độ chóng mặt của Internet.

Influencer phân theo mức độ ảnh hưởng

  • Người nổi tiếng: Thường nhóm này là những đối tượng ca sĩ, diễn viên có sức ảnh hưởng với người hâm mộ rất lớn nên sản phẩm mà họ đại diện cũng sẽ được quảng bá một cách rộng rãi. Những thương hiệu lớn hợp tác với nhóm Influencer này sẽ phải trả khoản chi phí rất cao nhưng hiệu quả mang cũng rất xứng đáng. 
  • Người có chuyên môn: Là những người chuyên gia trong ngành, nhà báo, nhà lãnh đạo, marketer… Họ là những người có trình độ, kinh nghiệm nên có thể ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho những người trong nghề trong môi trường làm việc.

Hiện nay, có nhiều nhãn hàng đã dùng hình thức Influencer Marketing để quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhưng không phải ai cũng có đủ ngân sách để thực hiện. Chính vì vậy, nhóm Micro Influencer được xem là sự lựa chọn sáng suốt để tiết kiệm ngân sách nhưng vẫn đảm bảo chiến dịch được thành công. Vậy cụ thể Micro Influencer là gì? Tại sao doanh nghiệp nên đặc biệt quan tâm đến nhóm người ảnh hưởng này? Cùng ACCESSTRADE tìm hiểu ngay!

Micro influencer là gì?

Như đã nhắc ở trên, Micro-Influencers là cách gọi chung cho những người có tầm ảnh hưởng dù không quá phổ biến như tệp Mega, Micro nhưng họ có đam mê lĩnh vực rõ ràng và có lượng fan theo dõi chất lượng trên mạng xã hội. Nhìn chung, fan theo dõi vì sự hiểu biết và đam mê và fan cũng rất sẵn lòng sử dụng sản phẩm mà người ảnh hưởng khuyên sử dụng.

Micro influencer – Chìa khóa thành công đằng sau mỗi chiến dịch

Micro Influencer Marketing có khả năng xây dựng niềm tin vào thương hiệu họ hợp tác bởi kiến thức chuyên môn cao và thái độ chân thành. Đây cũng chính là 2 yếu tố then chốt giúp họ và chiến dịch Marketing thành công.

Giúp củng cố sự tin tưởng, thắt chặt lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp

Theo khảo sát từ Nielsen, người dùng sẽ chỉ tỏ ra tin tưởng vào sản phẩm khi họ được chính người thân giới thiệu. Mà điểm mạnh của nhóm đối tượng Micro Influencer đó chính là họ có lượng người hâm mộ nằm trong phạm vi kiểm soát được bởi những cá nhân đó đều có chung sở thích/mối bận tâm. Nhóm đối tượng này đã thành công “thuyết phục” khách hàng tốt dựa trên trải nghiệm và sự chân thật. Chính vì vậy kể cả khi họ mang yếu tố quảng cáo vào trải nghiệm thì cộng đồng vẫn chấp nhận vì nó đúng với giá trị nội dung họ theo đuổi.

Micro influencer - người ảnh hưởng nhỏ mà không hề nhỏ
Micro-influencer – người ảnh hưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ

Giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu hơn

Đặc trưng của nhóm đối tượng Micro Influencer Marketing đó là tập trung vào một lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ: Bạn sẽ chọn chuyên gia thể hình là Mega Influencer hay một hot girl có thân hình nóng bỏng là Micro Influencer Marketing để quảng cáo cho sản phẩm giảm cân của mình? Tất nhiên, cả hai đều có thể là sự lựa chọn đúng đắn thế nhưng để xác định và đánh trúng khách hàng mục tiêu. Bạn nên chọn “cô gái nóng bỏng” bởi vì:

  • “Hot girl” là “minh chứng” cho hiệu quả sản phẩm.
  • “Hot girl” với “thân hình nóng bỏng” bộc lộ được độ hiệu quả của chất lượng sản phẩm.

Thay vì nghe chuyên viên tư vấn về quảng cáo sản phẩm, “rao giảng” về đủ mọi chế độ luyện tập thì kiểm chứng trên “người thật kết quả thật” sẽ đem lại tính chân thật, giá trị hơn.

Ngoài 2 yếu tố chính trên, Micro Influencer Marketing còn dễ dàng để hợp tác và có chi phí thấp hơn so với các nhóm Influencer khác.Chính vì vậy, nếu không có đủ ngân sách để hợp tác với Influencer có hàng triệu lượt theo dõi, Micro Influencer Marketing có thể là phương án tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Những thách thức doanh nghiệp đang đối mặt về xu hướng Influencer marketing Việt Nam

Việc thị trường thiếu nền tảng kết nối giữa doanh nghiệp với Influencers đã kéo theo nhiều hệ lụy như lựa chọn Influencer: một cách chủ quan; không phù hợp với đặc thù của sản phẩm/ dịch vụ; chưa phù hợp với performance lẫn ngân sách; khó khăn trong việc hệ thống đo lường, báo cáo hiệu quả. Đó cũng chính là lý do ACCESSTRADE đã cho ra đời platform ACCESS KOC. 

Nền tảng KOC Việt Nam - giải pháp hữu hiệu Influencer Marketing
ACCESS KOC giải pháp Influencer Marketing – Ứng dụng kết nối KOC và các nhãn hàng đầu tiên tại Việt Nam

ACCESS KOC sẽ là nền tảng kết nối doanh nghiệp & tệp influencer (KOC) hữu hiệu trong các chiến lược Influencer Marketing Việt Nam. Đặc biệt, các vấn đề booking performance influencerbooking optimize influencer cũng sẽ được nền tảng giải quyết một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

  • Tìm hiểu thêm về các giao diện và tính năng của KOC App TẠI ĐÂY
  • Doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác với ACCESS KOC vui lòng đăng ký hợp tác TẠI ĐÂY

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x