Điều gì khiến một người bình thường có thể trở thành “người dẫn dắt dư luận” với sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của hàng triệu người? Làm thế nào các thương hiệu có thể khai thác được tiềm năng của Influencer Marketing một cách hiệu quả trong bối cảnh thị trường số đang không ngừng biến đổi? Hãy cùng nhau khám phá những góc nhìn đa chiều về một trong những kênh marketing quyền năng nhất của thế kỷ 21.
Khái niệm và tầm quan trọng Influencer Marketing
Bạn có biết rằng chỉ một video ngắn 15 giây trên TikTok có thể tạo nên cơn sốt mua sắm trị giá hàng triệu đô la? Hay một bài đăng Instagram đơn giản có thể khiến một sản phẩm sold-out chỉ trong vài giờ? Đó chính là sức mạnh của Influencer Marketing trong thời đại số – nơi ranh giới giữa social media và thương mại điện tử đang dần trở nên mờ nhạt.
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là một chiến lược Marketing tập trung vào việc hợp tác với những người có sức ảnh hưởng (influencers) để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến một đối tượng khách hàng cụ thể. Các influencers có thể là những người nổi tiếng, KOL (Key Opinion Leaders), hoặc KOC (Key Opinion Consumers) – những người có tiếng nói trong cộng đồng và ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người khác.
Nếu marketing truyền thống là nghệ thuật của việc thương hiệu nói với khách hàng, thì Influencer Marketing là nghệ thuật của việc để khách hàng nói với nhau về thương hiệu. Đây không đơn thuần là việc “thuê người nổi tiếng quảng cáo” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thay vào đó, đó là một hệ sinh thái phức tạp của niềm tin, sự kết nối và giá trị được chia sẻ.
Một influencer không nhất thiết phải là người có hàng triệu follower hay xuất hiện trên trang bìa tạp chí. Trong nhiều trường hợp, một chuyên gia với 10,000 follower chuyên sâu có thể tạo ra tác động mạnh mẽ hơn một celeb với 1 triệu follower đại chúng. Đó là bởi Influencer Marketing hiện đại đo lường bằng độ sâu của tác động, không chỉ bởi độ rộng của phạm vi tiếp cận. Mỗi thành phần mỗi vai trò của Influencer Marketing được phân rõ như sau:
- Người có tầm ảnh hưởng: Không chỉ là người truyền tải thông điệp, mà là người “dịch” thông điệp đó sang ngôn ngữ của cộng đồng họ.
- Nội dung: Không chỉ là quảng cáo, mà là những câu chuyện có giá trị thông tin và giải trí.
- Cộng đồng: Không chỉ là người xem thụ động, mà là những người tham gia tích cực vào câu chuyện.
- Thương hiệu: Không chỉ là nhà tài trợ, mà là người kiến tạo giá trị cùng các Influencer.
Influencer Marketing – Khi niềm tin trở thành “đồng tiền”
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên nơi 92% người tiêu dùng tin tưởng vào lời khuyên từ cá nhân – thậm chí là từ những người họ chưa từng gặp mặt – hơn là những thông điệp Marketing truyền thống từ các doanh nghiệp, thương hiệu. Đây không đơn thuần là một xu hướng thoáng qua, mà là một cuộc cách mạng trong cách mà các thương hiệu/nhãn hàng kết nối với khách hàng của mình.
Quên đi những con số đơn thuần về impressions hay reach, trong kỷ nguyên của social proof, độ nhận diện thương hiệu được định nghĩa lại bằng mức độ “đồng cảm” và “đồng điệu” với khách hàng. Một nghiên cứu từ Nielsen cho thấy 89% người tiêu dùng tin tưởng vào word-of-mouth marketing hơn là quảng cáo truyền thống. Khi một influencer chia sẻ về trải nghiệm với sản phẩm của bạn, đó không đơn thuần là một lời giới thiệu – đó là một lá thư bảo chứng được gửi đến hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người theo dõi của họ về sản phẩm/dịch vụ đó.
Precision Targeting: “đúng người, đúng thời điểm” để tạo bước đệm thương hiệu
Influencer Marketing không chỉ là về việc tiếp cận được bao nhiêu người, mà là về việc tiếp cận đúng người vào đúng lúc. Hãy tưởng tượng bạn đang có một cửa hàng mỹ phẩm organic. Thay vì chi hàng chục triệu đồng cho một quảng cáo TVC mà 70% người xem không quan tâm đến organic, việc hợp tác với một beauty blogger chuyên về organic skincare sẽ đưa thông điệp của bạn đến đúng những người đang tìm kiếm giải pháp organic cho làn da của họ.
Storytelling Authenticity: Câu chuyện thương hiệu được kể bởi “những người hàng xóm đáng tin cậy”
Khi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi với những thông điệp marketing truyền thống khắp mọi nơi như hiện nay thì Influencer Marketing mang đến điều mà có bao nhiêu tiền cũng không thể mua được: Sự chân thực. Một beauty blogger thử nghiệm sản phẩm trực tiếp trên kênh YouTube của mình, một food blogger chia sẻ cảm nhận thật về món ăn mới, hay một tech reviewer đánh giá chi tiết ưu nhược điểm của một tool, một thiết bị. Những nội dung này được xem như lời khuyên, lời đề nghị, giới thiệu từ một người bạn đáng tin cậy hơn là một quảng cáo được dàn dựng kịch bản.
Tối ưu ROI: Khi mỗi đồng tiền đều có câu chuyện của riêng nó
Khác với các kênh marketing truyền thống, ROI trong Influencer Marketing không chỉ đơn thuần là các con số. Một chiến dịch Influencer Marketing thành công sẽ để lại di sản kép: vừa tạo ra doanh số trực tiếp, vừa xây dựng một kho nội dung UGC (User Generated Content) có giá trị lâu dài. Theo một báo cáo của Influencer Marketing Hub, trung bình cứ mỗi $1 đầu tư vào Influencer Marketing, brands có thể thu về $5.78 lợi nhuận. Nhưng quan trọng hơn hết, những nội dung này sẽ tiếp tục tạo ra giá trị ngay cả khi chiến dịch đã kết thúc, thông qua việc được chia sẻ lại trong cộng đồng, được lưu trữ và được tham khảo bởi những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Những nền tảng mà Influencer Marketing đang tỏa sáng
Với sự phát triển không ngừng của các nền tảng Social Media thì mỗi nền tảng là một sân chơi riêng với những quy luật đặc trưng và cơ hội tiềm tàng của nó.
Instagram – Nơi hình ảnh kể chuyện
Instagram không chỉ là mạng xã hội chỉ chia sẻ ảnh/video – đó là một triển lãm số của phong cách sống và gu thẩm mỹ. Với hơn 1 tỷ người dùng active hàng tháng, nền tảng này đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho visual storytelling.
Case Study đáng chú ý:
Daniel Wellington đã xây dựng đế chế đồng hồ thời trang trị giá hàng tỷ đô thông qua chiến lược micro-influencer. Thay vì chi hàng triệu đô cho celebrities, họ chọn cách hợp tác với hàng nghìn influencer nhỏ, mỗi người có 10,000-100,000 follower. Kết quả là? Một trong những chiến dịch UGC thành công nhất lịch sử với hơn 2 triệu bài post có hashtag #DanielWellington.
Điểm đáng chú ý:
- Format đa dạng: Feed, Stories, Reels, IGTV
- Shopping feature tích hợp
- Khả năng targeting chính xác
- Aesthetic-driven content (nội dung mang đậm tính thẩm mỹ)
YouTube – Nội dung chuyên môn lên ngôi
Nếu Instagram là nền tảng của khoảnh khắc, thì YouTube là nơi của những câu chuyện được kể hàng giờ liền. Đây là nền tảng duy nhất nơi một video review 30 phút vẫn có thể thu hút hàng triệu lượt xem.
Ví dụ điển hình:
MKBHD với các video review công nghệ đạt view “khủng” không chỉ vì độ chuyên sâu về kỹ thuật mà còn vì cách anh “dịch” những thuật ngữ phức tạp thành ngôn ngữ đời thường. Một video review iPhone của anh có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của hàng triệu người.
Điểm đáng chú ý:
- Long-form content chuyên sâu
- SEO-friendly
- Thời gian tương tác dài
- Khả năng tạo doanh thu passive từ ads
TikTok – Nơi viral không còn là may mắn
TikTok đã tái định nghĩa khái niệm “viral” trong marketing. Với thuật toán thông minh và format video ngắn bắt mắt, một sản phẩm có thể trở thành hiện tượng toàn cầu chỉ sau một đêm.
Case study ấn tượng:
Chiến dịch #InMyDenim của Guess đã tạo nên cơn sốt với hơn 3.8 tỷ lượt xem, không chỉ nhờ việc sử dụng influencer mà còn nhờ việc tạo ra một trend dễ tham gia cho cộng đồng.
Điểm đáng chú ý:
- Algorithm ưu tiên nội dung chất lượng hơn số follower
- Format short-form dễ tiếp cận
- Khả năng viral tự nhiên cao
- Đối tượng Gen Z và Millennials
Facebook – Người khổng lồ đa năng
Mặc dù không còn là “người chơi” mới nhất trong sân chơi này, nhưng Facebook vẫn là kẻ khổng lồ không thể bỏ qua với khả năng targeting quảng cáo mạnh mẽ và độ phủ rộng khắp nơi trên thế giới.
Thành công tiêu biểu:
Các food blogger Việt Nam như Foody đã xây dựng cả một hệ sinh thái review ẩm thực trên Facebook, nơi một bài review có thể khiến một quán ăn từ vô danh trở thành “hot spot” chỉ sau vài giờ.
Ưu điểm vượt trội:
- Ecosystem đa dạng (Facebook, Messenger, Groups)
- Targeting quảng cáo chính xác
- Khả năng tương tác cao
- Community building mạnh mẽ
Pinterest – Thiên đường của cảm hứng
Pinterest không chỉ là mạng xã hội – đó là một công cụ tìm kiếm và khơi dậy cảm hứng với tỷ lệ conversion cao đáng kinh ngạc trong một số ngành hàng nhất định.
Case study:
Các influencer trong lĩnh vực DIY (Do It Yourself) và home decor đã tạo nên những “bảng điều khiển cảm hứng” với hàng triệu lượt ghim, biến Pinterest thành điểm đến đầu tiên cho những người tìm kiếm ý tưởng trang trí nhà cửa.
Thế mạnh đặc biệt:
- Search-driven platform (Nền tảng mạnh về tìm kiếm)
- High purchase intent (Định hướng chuyển đổi cao)
- Evergreen content (Nội dung “xanh”)
- Visual discovery mạnh mẽ
Mỗi nền tảng là một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể của Influencer Marketing. Bí quyết không nằm ở việc có mặt trên tất cả các nền tảng, mà là ở việc chọn đúng nền tảng và tối ưu hóa nội dung cho từng “sân chơi”. Trong cuộc chơi này, người chiến thắng không phải là người có ngân sách lớn nhất, mà là người hiểu rõ nhất “gen trội, gen lặn” của từng nền tảng và biết cách khai thác nó một cách sáng tạo dựa vào nghiên cứu của mình..
Thiết kế chiến lược Influencer Marketing chính xác trong thời đại viral
Trong thế giới nơi một video TikTok 15 giây có thể tạo nên cơn sốt toàn cầu, hay một tweet đôi ba dòng có thể làm rung chuyển thị trường chứng khoán, việc lập chiến lược Influencer Marketing đã vượt xa khỏi những công thức marketing truyền thống mà chúng ta đã biết trước đây
Thiết lập mục tiêu SMART
SMART là viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Achievable (Khả thi), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Giới hạn thời gian). Áp dụng SMART vào chiến lược Influencer Marketing giúp bạn xác định rõ mục tiêu, theo dõi kết quả và đảm bảo chiến dịch của bạn đi đúng hướng.
Ví dụ: Coca-Cola trong chiến dịch hợp tác với các Influencers trên Instagram nhằm quảng bá chiến dịch “Share a Coke”. Mục tiêu SMART của họ:
- Specific (Cụ thể): Tăng doanh số bán Coca-Cola bằng cách khuyến khích mọi người chia sẻ hình ảnh lon Coca-Cola có tên riêng trên mạng xã hội.
- Measurable (Có thể đo lường): Đạt được hơn 500.000 bài đăng với hashtag #ShareACoke.
- Achievable (Khả thi): Hợp tác với các Influencers ở các quốc gia trọng điểm, mỗi người có từ 1 triệu đến 5 triệu người theo dõi.
- Relevant (Liên quan): Chiến dịch phù hợp với thói quen chia sẻ và cá nhân hóa nội dung của người dùng trên Instagram.
- Time-bound (Giới hạn thời gian): Chiến dịch diễn ra trong vòng 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8.
Chọn mặt gửi vàng – Cách thức lựa chọn Influencer phù hợp
Khi lựa chọn influencer, điều quan trọng là đảm bảo họ phù hợp với giá trị và mục tiêu của thương hiệu. Một influencer có lượng người theo dõi lớn không nhất thiết sẽ mang lại hiệu quả nếu đối tượng khán giả không tương thích với sản phẩm của bạn. Do đó, cần tìm kiếm những influencers có cộng đồng người theo dõi phù hợp và có khả năng kết nối chân thực với thương hiệu
Đối tượng khán giả (Audience fit): Doanh nghiệp cần đánh giá liệu khán giả của influencer có phù hợp với khách hàng mục tiêu của họ không. Khả năng tạo ra ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào việc influencer có kết nối tốt với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.
Ngành nghề và giá trị tương thích: Influencer nên hoạt động trong ngành có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này giúp tăng độ tin cậy và tương tác giữa người theo dõi và thông điệp của thương hiệu.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị kế hoạch giải quyết những trường hợp xấu, kịp thời và khéo léo để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Nếu trường hợp Influencer xảy ra “scandal – phốt”
- Xét tình trạng nghiêm trọng của vấn đề và đánh giá mức tổn hại do Influencer đó mang đến.
- Lập tức dừng hợp tác: Nếu influencer liên quan đến các vụ bê bối pháp lý hoặc hành vi không đúng đắn, doanh nghiệp nên nhanh chóng ngừng hợp tác và thông báo công khai về việc này.
- Ra thông cáo báo chí: Truyền đạt rõ ràng rằng doanh nghiệp không ủng hộ hành vi sai trái và nhấn mạnh cam kết về trách nhiệm xã hội và đạo đức.
- Tìm đối tác thay thế: Ngay sau khi dừng hợp tác với influencer, doanh nghiệp có thể bắt đầu tìm kiếm một đối tác thay thế để duy trì chiến dịch mà không bị gián đoạn.
Ví dụ: Nike khi chọn hợp tác với vận động viên tennis nổi tiếng Naomi Osaka để quảng bá các dòng sản phẩm thể thao. Với sức ảnh hưởng toàn cầu của Naomi, cô trở thành gương mặt đại diện lý tưởng, giúp Nike thu hút không chỉ người hâm mộ thể thao mà còn những người theo dõi thời trang và phong cách sống. Chiến dịch của Nike không chỉ tập trung vào những thành tích thể thao mà còn khai thác câu chuyện cá nhân và những giá trị tinh thần của Naomi, giúp gắn kết thương hiệu với cộng đồng một cách mạnh mẽ.
Quản lý ngân sách hiệu quả
Quản lý ngân sách cho Influencer Marketing đòi hỏi sự cẩn trọng và chi tiết. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng chi phí trả cho influencers, chi phí sản xuất nội dung, quảng cáo và theo dõi kết quả. Việc cân đối giữa các yếu tố này sẽ giúp bạn tối ưu hóa ngân sách và đạt được kết quả mong muốn.
Ví dụ: Daniel Wellington – thương hiệu đồng hồ Thụy Điển nổi tiếng với chiến lược hợp tác cùng hàng ngàn micro-influencers trên Instagram. Thay vì chỉ hợp tác với những Influencers nổi tiếng có mức phí cao, Daniel Wellington tập trung vào những Influencers nhỏ hơn nhưng có mức độ tương tác cao với cộng đồng. Điều này giúp thương hiệu tiết kiệm chi phí marketing mà vẫn thu về hàng triệu bài đăng trên Instagram, nhờ việc tặng đồng hồ cho các Influencers để họ tự đăng ảnh quảng bá.
Chiến lược nội dung – Bùng nổ cảm xúc với cộng đồng
Tính chân thật (Authenticity): Nội dung của influencer cần chân thật và phù hợp với phong cách cá nhân, đồng thời phải phù hợp với thương hiệu. Nội dung quá quảng cáo có thể làm giảm sự tin tưởng của người theo dõi.
Sáng tạo và khác biệt: Influencer cần tạo ra những nội dung sáng tạo, có khả năng lan tỏa trên các nền tảng mạng xã hội. Các nội dung dạng video, livestream hoặc story đang ngày càng phổ biến
Nếu chiến dịch không đạt được kết quả như mong đợi:
- Đánh giá lại chiến lược: Phân tích các chỉ số như tỷ lệ tương tác, chuyển đổi để tìm hiểu nguyên nhân. Điều này có thể do influencer không phù hợp hoặc thông điệp không đúng đối tượng.
- Tối ưu hóa nội dung: Thay đổi nội dung chiến dịch để phù hợp hơn với thị trường và khán giả mục tiêu. Các yếu tố sáng tạo như video hoặc livestream có thể giúp tăng tương tác.
- Tìm các Micro hoặc Nano Influencer: Nếu Macro Influencer không mang lại kết quả như mong đợi, hãy cân nhắc việc sử dụng các Micro hoặc Nano Influencer với lượng khán giả nhỏ nhưng trung thành và tỷ lệ tương tác cao.
Theo dõi, đánh giá và tối ưu
Các chỉ số đo lường hiệu quả
Reach và Engagement: Đánh giá phạm vi tiếp cận (reach) và mức độ tương tác (engagement) là điều quan trọng nhất. Reach là số lượng người tiếp cận được thông qua bài đăng của influencer, trong khi engagement bao gồm lượt thích, bình luận, chia sẻ, và tương tác với nội dung.
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy doanh số hoặc tạo ra hành động cụ thể từ phía người tiêu dùng (ví dụ: đăng ký dịch vụ, mua sản phẩm). Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện mức độ thành công của chiến dịch influencer trong việc thúc đẩy hành động thực tế.
Cost per engagement (CPE) và Cost per conversion (CPC): Đây là các chỉ số đánh giá hiệu quả chi phí cho mỗi lượt tương tác hoặc mỗi lượt chuyển đổi. Doanh nghiệp cần cân đối giữa chi phí chi trả cho influencer và kết quả họ mang lại.
Ngoài những chỉ số trên, phản ứng của khán giả cũng là chỉ số quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả về chiến dịch. Nếu trường hợp nhận phản hồi tiêu cực từ khán giả về chiến dịch hoặc influencer:
- Lắng nghe và phản hồi khéo léo: Đưa ra phản hồi công khai, nhận trách nhiệm nếu cần thiết và cam kết điều chỉnh phù hợp. Điều này giúp xây dựng niềm tin với khách hàng.
- Cải thiện chiến dịch: Nếu nội dung chiến dịch hoặc hành động của influencer gây phản ứng trái chiều, doanh nghiệp nên nhanh chóng điều chỉnh thông điệp hoặc cách thức tiếp cận, thay đổi phong cách truyền thông để tránh lặp lại sai lầm.
- Quản lý khủng hoảng truyền thông: Chuẩn bị sẵn một kế hoạch quản lý khủng hoảng, bao gồm việc truyền tải thông điệp tích cực và sử dụng các kênh PR hoặc truyền thông để làm dịu tình hình.
Các công cụ hỗ trợ đánh giá
Sử dụng công cụ đo lường: Doanh nghiệp có thể dùng các công cụ như Sprout Social, HypeAuditor, hoặc Upfluence để theo dõi các chỉ số như tỷ lệ tương tác, lượt theo dõi ảo (fake followers), và hiệu quả tổng thể của chiến dịch. Điều này giúp theo dõi hiệu suất một cách chi tiết và chính xác.
Sự chuyển mình của Influencer Marketing trong vòng 20 năm trở lại đây
Sự chuyển mình của Influencer Marketing trong 20 năm qua đánh dấu một cuộc cách mạng trong ngành truyền thông tiếp thị. Từ thời kỳ đầu với các bloggers viết review sản phẩm đơn thuần vào đầu những năm 2000, ngành công nghiệp này đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng và phức tạp.
Giai đoạn 2008-2015 chứng kiến sự bùng nổ của các mạng xã hội như Facebook, Instagram, làm thay đổi hoàn toàn cách thức người có ảnh hưởng tương tác với người theo dõi. Đến giai đoạn 2015-2020, xu hướng video ngắn và livestream trên các nền tảng như TikTok, YouTube Shorts đã tạo ra một làn sóng micro-influencers và nano-influencers, những người có lượng follow không quá lớn nhưng sở hữu cộng đồng người theo dõi trung thành và tương tác cao.
Hiện nay, Influencer Marketing đã tiến hóa thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô, với sự xuất hiện của các công nghệ AI để phân tích dữ liệu người dùng, đo lường hiệu quả chiến dịch và xu hướng metaverse mở ra không gian tương tác mới giữa influencer với người hâm mộ. Đặc biệt, sự chuyên nghiệp hóa của ngành được thể hiện qua việc hình thành các công ty quản lý talent chuyên nghiệp, các nền tảng trung gian kết nối và hệ thống đo lường ROI ngày càng tinh vi.
Ai là người đứng sau sự ảnh hưởng lan rộng trong Influencer Marketing?
Influencer được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là dựa trên số lượng người theo dõi và mức độ chuyên môn. Dưới đây là một số phân loại phổ biến:
- Nano-Influencer: Có số lượng người theo dõi từ 1.000 – 5.000. Mặc dù số lượng người theo dõi không lớn nhưng họ thường có mối quan hệ rất thân thiết với cộng đồng của mình, tạo ra sự tin tưởng cao.
- Micro-Influencer: Có số lượng người theo dõi từ 5.000 – 50.000. Họ thường có chuyên môn sâu về một lĩnh vực nhất định và được cộng đồng đánh giá cao về độ tin cậy.
- Mid-Tier Influencer: Có số lượng người theo dõi từ 50.000 – 500.000. Họ có tầm ảnh hưởng lớn hơn và thường hợp tác với các thương hiệu lớn.
- Macro-Influencer: Có số lượng người theo dõi từ 500.000 – 1.000.000. Họ thường là những người nổi tiếng, nghệ sĩ, hoặc những người có tầm ảnh hưởng lớn trong một cộng đồng nhất định.
- Mega-Influencer: Có số lượng người theo dõi trên 1.000.000. Họ là những người nổi tiếng cấp độ quốc tế, có sức ảnh hưởng rất lớn đến đại chúng.
- Celebrity Influencer: là những người nổi tiếng trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, thể thao, thời trang,… Họ có lượng fan hâm mộ cực kỳ đông đảo và sức ảnh hưởng lớn đến công chúng.
Mỗi nhóm influencer đều có vai trò riêng trong việc tạo nên làn sóng ảnh hưởng, Micro và Nano Influencer đang trở thành xu hướng vì họ có mối quan hệ gần gũi với khán giả và tạo ra tỷ lệ tương tác cao hơn so với những influencer có lượng follower lớn. Điều này đặc biệt hiệu quả với các thương hiệu muốn tiếp cận đối tượng cụ thể hơn.
Xu hướng Influencer Marketing 2024 – Những chuyển biến đáng chú ý
Khi người tiêu dùng trở thành Influencer
Một xu hướng đột phá đang định hình lại ngành công nghiệp này: User-Generated Content (UGC) đang dần chiếm lĩnh không gian số. Người tiêu dùng không còn là những người tiếp nhận thông tin thụ động mà đã trở thành những nhà sáng tạo nội dung tích cực. Điều này tạo ra một làn sóng “micro-influencer” tự nhiên, những người có thể kể câu chuyện thương hiệu một cách chân thực và đáng tin cậy nhất.
Tương tác chân thực (Authentic Engagement)
Các KOC (Key Opinion Consumer) hoặc người tiêu dùng có ảnh hưởng giúp thương hiệu kết nối với người tiêu dùng một cách chân thực và ít quảng cáo hơn. Người tiêu dùng ngày càng thích những chia sẻ thực tế hơn là các nội dung quảng bá rõ ràng. Từ đó xu hướng dịch chuyển từ KOL sang KOC ngày càng mạnh mẽ.
Công nghệ tích hợp AI và AR/VR
Sự hội tụ giữa trí tuệ nhân tạo và công nghệ thực tế ảo đang mở ra một chương mới cho Influencer Marketing. AI không chỉ giúp tối ưu hóa việc lựa chọn influencer phù hợp mà còn hỗ trợ phân tích dữ liệu chuyên sâu về hành vi người dùng. Trong khi đó, AR/VR đang tạo ra những trải nghiệm tương tác mới mẻ, cho phép người dùng “chạm” vào sản phẩm ngay trong không gian số. Điều này đặc biệt hiệu quả trong các ngành như thời trang, mỹ phẩm và nội thất.
Phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp xác định đúng influencer và xây dựng chiến lược cá nhân hóa hơn. AI có thể dự đoán hiệu quả của từng chiến dịch và đề xuất influencer phù hợp dựa trên các yếu tố dữ liệu.
Từ các chiến dịch ngắn hạn đến mối quan hệ bền vững
Các thương hiệu tiên phong đang chuyển hướng từ việc chạy đua theo số lượng các chiến dịch ngắn hạn sang xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với influencer. Chiến lược này không chỉ tạo nên tính nhất quán trong thông điệp thương hiệu mà còn gia tăng đáng kể độ tin cậy từ người tiêu dùng. Những bản hợp đồng hợp tác dài hạn cho phép influencer thấu hiểu sâu sắc về giá trị cốt lõi và tầm nhìn của thương hiệu, từ đó tạo ra nội dung chân thực và có giá trị thực sự.
Influencer Marketing B2B mở rộng tầm nhìn cho doanh nghiệp
Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực B2C, Influencer Marketing đang chứng minh giá trị vượt trội trong không gian B2B. Các chuyên gia ngành, thought leaders và các CEO có tầm ảnh hưởng đang trở thành những “influencer” đầy quyền lực, định hình xu hướng và tạo dựng niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp. Chiến lược này đặc biệt hiệu quả trong việc xây dựng uy tín thương hiệu và tạo dựng các mối quan hệ đối tác giá trị.
Thách thức và giải pháp – Hành trình vượt chông gai
Giả mạo và nguy cơ – Làm thế nào để bảo vệ thương hiệu
Trong thời đại số, việc giả mạo influencer và tạo ra engagement ảo đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Để đối phó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đánh giá đa chiều, không chỉ dựa vào số liệu follower mà còn phân tích sâu về chất lượng tương tác, tính xác thực của cộng đồng người theo dõi và lịch sử hoạt động của influencer.
Đảm bảo độ tin cậy minh bạch
Minh bạch trong mối quan hệ hợp tác là chìa khóa để xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Các thương hiệu cần thiết lập quy trình rõ ràng về việc công khai mối quan hệ hợp tác, đồng thời đảm bảo nội dung được tạo ra phản ánh trung thực trải nghiệm của influencer với sản phẩm.
Chiến lược ứng phó khi khủng hoảng truyền thông xảy ra
Khủng hoảng truyền thông là điều không thể tránh khỏi trong thời đại số. Việc xây dựng một kế hoạch ứng phó khủng hoảng toàn diện là yếu tố sống còn. Điều này bao gồm việc thiết lập các kênh liên lạc khẩn cấp, xây dựng kịch bản phản ứng cho các tình huống khác nhau và duy trì sự minh bạch trong giao tiếp với công chúng.
Case study thành công của ACCESSTRADE về influencer marketing – KOC Ambassador
VinWonders
Nhằm tri ân và khuyến khích các nhà sáng tạo nội dung tham gia trải nghiệm cũng như lan tỏa chương trình khám phá điểm đến Vinpearl/VinWonders/Vinpearl Golf Nha Trang và đặc biệt khu ăn chơi sành điệu “PHẢI ĐẾN” Vinpearl Harbour Nha Trang; OCEAN CITY, VinWonders đã tạo ra các chương trình trao thưởng đặc biệt để các V-Creator thoải mái sáng tạo những nội dung thú vị, hấp dẫn thông qua video và mang về hoa hồng cho chính mình. Một số V-Creator đã và đang thành công với chiến dịch này như: Cam Hằng (5.2tr view), Tuấn Tiền Tỏi (3.7tr view), MeTunChau (2.5tr view), Quỳnh Không Hành (485k view), Anh Còi (470k view), và còn nhiều hơn nữa những bạn KOC mới tham gia và đang thành công với các chiến dịch của chương trình KOC Ambassador.
MB Studio
MB Studio là nền tảng sáng tạo nhận tiền dành cho tất cả các nhà sáng tạo nội dung Bee-Creator trên TikTok, Facebook và Youtube. Tham gia MB Studio, chỉ cần sản xuất nội dung tích cực liên quan đến các dòng thẻ MB Visa; MB Mastercard; MB JCB; các sản phẩm/dịch vụ của MB và gắn #hashtag theo thể lệ chương trình, Bee-Creator sẽ được trả thưởng trực tiếp dựa trên lượt xem nội dung cho mỗi bài đăng hợp lệ.
Bứt phá mọi khuôn mẫu về sự sáng tạo, MB tôn vinh và đồng hành cùng các nhà sáng tạo nội dung mang đến kho video trẻ trung, đa màu sắc, đa góc nhìn trên đa nền tảng mạng xã hội. Tạo ra các clip triệu view về sản phẩm/dịch vụ của MB và nhận tiền ngay trên mỗi lượt view của bạn, cùng loạt thưởng chồng thưởng đến gần 30 triệu đồng!
Mỗi cá nhân có thể đăng ký 01 tài khoản MB Studio, và gửi nội dung từ nhiều tài khoản TikTok;Youtube; Facebook khác nhau
Yody On the go
Yody On the Go là chương trình trao thưởng hấp dẫn của Yody, dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung. Chương trình khuyến khích creator thể hiện khả năng mix & match linh hoạt từ các sản phẩm của YODY, sáng tạo phong cách OOTD phù hợp với mọi hoạt động hàng ngày: đi học, đi làm, tập gym, dạo phố, hẹn hò hay thậm chí là đi club. Hãy cùng Yody khám phá và chia sẻ phong cách cá nhân đầy năng động của bạn!
Một số Yody Creator nổi bật: Châu Châu, Tô Kim Anh, Yody Thái Nguyên,…
Có view là có tiền
CÓ VIEW LÀ CÓ TIỀN là chương trình trao thưởng của KOC Ambassador dành cho các nhà sáng tạo nội dung lên các video nhằm khuyến khích mọi người tạo ra nhiều nội dung giới thiệu về các chương trình tại KOC Ambassador. Một số Creator nổi bật như: Lê Nhật Hưng (265.9k view), Lại là Tuấn Đây (413k view),…
Kết luận
Khi ranh giới giữa người tiêu dùng và người tạo ảnh hưởng ngày càng mờ nhạt, chúng ta đang chứng kiến sự hình thành của một hệ sinh thái truyền thông đa chiều, nơi mỗi cá nhân đều có tiềm năng trở thành một đại sứ thương hiệu. Thành công trong kỷ nguyên này không còn đến từ việc chi hàng tỷ đồng cho những gương mặt đình đám, mà nằm ở khả năng kiến tạo những mối quan hệ chân thật, bền vững và có giá trị. Đã đến lúc các thương hiệu cần nhìn nhận Influencer Marketing không chỉ như một kênh marketing đơn thuần, mà là một chiến lược tổng thể trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững.
Tìm hiểu các giải pháp bán hàng hiệu quả và dễ hơn cho doanh nghiệp:
– ECOM BOOST : Bộ giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tối ưu doanh thu và tăng trưởng bền vững trong thương mại điện tử: Tìm hiểu tại đây!
– 5GS: Hệ sinh thái kết nối con người và công nghệ, giúp doanh nghiệp thu hút, chuyển đổi khách hàng và xây dựng lòng trung thành một cách hiệu quả: Tìm hiểu tại đây!
Khám phá thêm tin tức liên quan ở các kênh mạng xã hội: