Mobile marketing là gì? 6 Chỉ số cần “nằm lòng” để đo lường hiệu quả

Đi cùng với sự phát triển của Internet thì Mobile Marketing giữ vai trò như một xu thế tất yếu, đặc biệt không thể thiếu trong kỷ nguyên di động bùng nổ. Đã có nhiều ý kiến nói rằng tương lai của marketing sẽ do di động quyết định, nhưng không ai nói cụ thể thời gian là khi nào. Tuy nhiên trên thực tế, kỷ nguyên của di động thực sự đã đến rồi.

Mobile marketing là gì?

Mobile Marketing là bao gồm tất cả những hoạt động tiếp thị được doanh nghiệp thực hiện để thu hút người dùng trên di động. Các hình thức thường gặp trong Mobile Marketing: SMS/MMS; NFC/Bluetooth/QR code; Mobile Internet (Mobile Web/Social/Email/…); Mobile App; Location-based; Ads network;…

Tuy nhiên, do có sự tương thích với nhau về mặt câu chữ, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa Mobile Marketing App Marketing. Và trong bài viết này cũng sẽ dành một phần để chỉ ra điểm khác nhau giữa 2 thuật ngữ. Tuy nhiên, trước khi đến phần phân biệt, bạn cũng cần biết qua về định nghĩa của “Mobile app marketing”.

Mobile app marketing là gì?

Mobile app marketing là bao gồm tất cả những hoạt động tiếp thị được doanh nghiệp thực hiện để thu hút người dùng ứng dụng dựa trên toàn bộ trải nghiệm của họ đối với ứng dụng của bạn. Thông thường hành trình của người dùng sẽ trải qua 4 giai đoạn:

♦ Tìm hiểu/ khám phá ứng dụng

♦ Tải xuống ứng dụng

♦ Hoàn thành quá trình tham gia (đăng ký, xác thực thông tin, liên kết tài khoản,…)

♦ Tiếp tục sử dụng ứng dụng.

Ngoài ra Mobile App Marketign còn bao gồm các hoạt động ưu đãi được tích hợp cùng ứng dụng để thúc đẩy tương tác với người dùng, tăng tỷ lệ đánh giá để cải thiện thứ hạng hiển thị ứng dụng trong các cửa hàng App Store/ CH play.

Mobile Marketing và Mobile App Marketing có gì khác nhau?

Mobile app marketing bao gồm tất cả các chiến dịch truyền thông để tương tác với người dùng trong suốt vòng đời sử dụng ứng dụng của họ. Từ khi người dùng bắt đầu tải cho đến khi họ trở thành user thân thiết của ứng dụng với nhiều giá trị được tạo ra (giao dịch mua hàng, đặt chỗ,…).

Điểm mấu chốt của marketing app nằm ở việc các hoạt động tiếp thị được thiết kế nhằm Thu hút người dùng mớiCải thiện tỷ lệ giữ chân người dùng ứng dụng.

Còn đối với Mobile Marketing, đây là thuật ngữ bao hàm cho tất cả hoạt động tiếp thị nào diễn ra trên thiết bị di động. Với nhiều mục đích: tăng traffic cho website, bán hàng tại landing page, A/B testing các trang thanh toán trên di động,…và bao gồm cả Mobile App Marketing.

Vì sao Mobile Marketing lại quan trọng?

Điều này có thể thấy rõ qua biểu đồ của Comscore bên dưới. Hầu hết người dùng đang dành phần lớn thời gian của mình cho điện thoại di động. Bên cạnh đó, trong báo cáo hồi đầu năm 2020 của We are social cũng cho thấy tại Việt Nam đang có khoảng 145,8 triệu tài khoản đi động được kích hoạt (chiếm 150% trên tổng số dân); 93% dân số đều sử dụng điện thoại thông minh. Dựa trên những con số này, chúng ta có cơ sở để hy vọng xu hướng của Mobile sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai.

Bộ chỉ số đo lường mobile marketing

Nếu ngày trước chỉ cần thông qua số lượt tải và số lần đánh giá, các doanh nghiệp sẽ đo lường được mức độ thành công của một ứng dụng, thì bây giờ những con số này không còn phổ biến nữa. Thay vào đó là sự xuất hiện của các chỉ số khác. Sau đây là 6 chỉ số đo lường hiệu quả của mobile marketing mà bất kỳ nhà quảng cáo ứng dụng nào cũng nên “nằm lòng”.

  1. 1. Doanh thu bình quân của một người dùng (Average Revenue Per User – ARPU)

APRU là gì?

APRU là lượng doanh thu mà một người dùng ứng dụng của bạn tạo nên. Chỉ số này được tính theo công thức lấy “Tổng doanh thu trong một khoảng thời gian” chia cho “Tổng user tích cực trong khoảng thời gian đó”.

Có một cột mốc cụ thể cho chỉ số này không?

Chỉ số ARPU có sự thay đổi đáng kể qua từng loại ứng dụng và mô hình doanh thu, vì thế điều này khiến cho việc so sánh giữa các chỉ số trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có một khoảng ước lượng dành cho lĩnh vực mobile games (chẳng hạn vào cuối năm 2013 là 1,96$) và nhiều khoản thu nhập khác.

Bên cạnh những ứng dụng cung cấp đủ giá trị để thuyết phục người dùng sẵn sàng trả phí Subscription và các ứng dụng hàng đầu với mức doanh thu hơn 50.000$ một tháng, chỉ số ARPU sẽ thường nằm ở mức 0.04$ mỗi tháng và 0.48$ một năm.

Tại sao chỉ số này lại quan trọng?

Một khi đã tính toán ra ARPU, bạn có thể sử dụng chúng với 2 chỉ số khác được liệt kê dưới đây để cải thiện và tăng tính năng cho ứng dụng:

♦ Chi phí trên một người dùng trung thành (Cost Per Loyal User – CPLU): ARPU kết hợp với chỉ số này sẽ giúp bạn hoạch định được mức ngân sách tối ưu cho hoạt động mobile marketing và chi phí quảng cáo. Giống như nguyên tắc chung, chỉ số ARPU phải lớn hơn CPLU thì ngân sách mới thực sự tối ưu. (tức là trên một người dùng, doanh thu phải luôn cao hơn chi phí đã bỏ ra.)

♦ Mức độ gắn bó (Retention), ARPU khi kết hợp với chỉ số này sẽ giúp bạn tính được giá trị gắn bó của người dùng (Lifetime Value – LTV). Chẳng hạn, nếu ARPU đạt 0.10$/tháng và tiếp tục duy trì con số này trong vòng 1 năm thì LTV của người dùng = 0.10 *12 = 1.20$

  1. 2. Gian lận trong quảng cáo (Marketing Fraud)

Marketing Fraud là gì?

Marketing Fraud là một hành vi tiếp thị gian lận, bao gồm việc đưa thông báo, tuyên bố, khuyến mại sai lệch, gây hiểu lầm nhằm thu lợi tài chính. Đối với Mobile, đặc biệt mà mobile app, Marketing Fraud thường được xem là Click Fraud, là thuật ngữ nói về việc dùng phần mềm chuyên dụng hay nhân công giá rẻ thường xuyên tương tác với các quảng cáo (banner, link, logo, app,…) trên Internet nhằm tạo ra thành công giả tạo trong các chiến dịch quảng cáo. Hành động cụ thể thường thấy rõ nhất là lượt Click, Download, Register (số lượng ít)

Có một cột mốc cụ thể cho chỉ số này không?

Marketing Fraud trong Mobile Marketing không có công thức tính cụ thể. Các nhà quảng cáo sẽ dựa trên kết quả của các hoạt động để phát hiện tình trang Marketing Fraud:

♦ Số lượng click quá cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi quá thấp

♦ Tiền quảng cáo hết một cách nhanh chóng nhưng vẫn không ra kết quả

♦ Thời gian người dùng từ quảng cáo ở lại trang thấp

♦ Số lượng tải app tỷ lệ nghịch với lượng đăng ký tài khoản mới

♦ ……….

Tại sao chỉ số này lại quan trọng?

Một khi đã phát hiện ra tình trạng Fraud trong chiến dịch Mobile Marketing, các nhà quảng cáo có thể kịp thời đưa ra giải pháp để giảm thiểu tình trạng Fraud. Chẳng hạn đối với ứng dụng, thay vì trước đây hình thức CPI (cost per install – Tính phí trên lượt tải) chỉ dừng lại ở việc download. Điều này rất khó để các nhà quảng cáo đo lường được user tải app có phải thực sự mong muốn dùng ứng dụng hay không, thì hình thức CPR (cost per register – Tính phí trên lượt đăng ký) sẽ là một phương pháp mới giúp các nhà quảng cáo tối ưu chi phí trong việc tiếp cận đúng đối tượng người dùng.

  1. 3. Mức độ lâu dài (Retention rate)

Retention rate là gì?

Retention là chỉ số dùng để đo lường số lượng khách hàng tiếp tục sử dụng ứng dụng của bạn:  Có bao nhiêu khách hàng tiếp tục sử dụng ứng dụng của bạn sau một tuần? Một tháng? Một năm.

Tương tự, sự tính toán của chỉ số này cũng phụ thuộc vào ứng dụng và kế hoạch mobile marketing của bạn. Trước khi bắt tay vào tính toán, cần phải xác định đâu là người dùng lâu dài của bạn: Đây có phải là người đã dùng ứng dụng trong 30 ngày trở lại đây hay họ vẫn luôn sử dụng chúng hằng ngày?

Có một cột mốc cụ thể cho chỉ số này không?

Để xác định tỷ lệ giữ chân khách hàng trên ứng dụng cần dựa trên số lượng người dùng hoạt động trong 1 tháng qua, trung bình cứ một ứng dụng di động chỉ giữ chân được 40% người dùng sau 30 ngày và 4% sau một năm cài đặt. Tuy nhiên đối với từng loại ứng dụng, con số này sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Tại sao chỉ số này lại quan trọng?

Một khi biết rõ yếu tố giữ chân người dùng thì đây sẽ là cơ hội tốt để bạn khai thác và duy trì cơ sở để thu hút khách hàng hiện tại tiếp tục sử dụng ứng dụng. Bởi lẽ, ứng dụng của bạn có thể đạt đến 100.000 lượt tải về nhưng liệu bao nhiêu người sẽ thực sự sử dụng chúng?

Dựa vào sự tăng trưởng liên tục của chỉ số CPI và CPLU, các mobile marketer có thể rút ngắn quá trình chuyển đổi từ chỉ số tải về đến mức độ giữ chân khi đang cùng triển khai kế hoạch tăng trưởng.

  1. 4. Định danh khách hàng điện tử (eKYC – Electronic Know Your Customer)

eKYC là gì?

eKYC hay còn gọi là quá trình định danh khách hàng điện tử. Đây là một sản phẩm đột phá của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp đơn giản hóa các quy trình thủ tục, giấy tờ. Thay vì gặp trực tiếp, giải quyết chứng từ phức tạp, eKYC sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đối chứng thông tin các nhân trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, sự ra đời của eKYC là đã góp một phần lớn đưa lĩnh vực ngân hàng, tài chính tăng tốc hơn trên con đường số hóa. Giúp các công ty có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạn, nhân lực cho quy trình đối chiếu, đồng thời còn giúp tối ưu trải nghiệm người dùng đối với các dịch vụ tại ngân hàng số. Tại nhiều quốc gia, eKYC đã được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Tại sao quy trình này lại quan trọng?

eKYC ra đời đang giải quyết được nhiều vấn đề trong quy trình định danh trên Internet:

♦ Đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ

♦ Nâng cao trải nghiệm khách hàng với các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán trực tuyến,..

♦ Nâng cao độ bảo mật, hợp lý hóa những thông tin cần thiết ban đầu của khách hàng

♦ …

  1. 5. Tài khoản đăng ký mới (New Register User – NRU)

NRU là gì?

NRU là số lượng người dùng đăng ký mới trên một ứng dụng.

Có một cột mốc cụ thể cho chỉ số này không?

Chỉ số NRU sẽ có sự thay đổi tùy vào từng loại ứng dụng. Chẳng hạn trong thị trường Mobile Game, mỗi mô hình game sẽ có lượng người chơi cố định ở một số A nào đó. Tuy nhiên, với những người làm marketing game, thông thường họ sẽ đưa ra con số NRU phù hợp với từng lộ trình ra game, bao gồm: Prelaunch (teaser, social, branding activities) – Launch & Growth (launch game, đẩy mạnh quảng cáo, xây dựng cộng đồng) – Stable Growth (duy trì số lượng Install, paying rate, ARPU) – Bão hòa (New paying rate có dấu hiệu đi xuống).

Vì sao chỉ số này lại quan trọng?

Dựa trên con số này, các nhà quảng cáo app sẽ đo lường được sự hiệu quả chiến dịch quảng cáo ứng dụng liệu đã tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu hay chưa. Bên cạnh đó, chỉ số này kết hợp cùng APRU, CTR, CVR,.. còn giúp các nhà quảng cáo cân chỉnh ngân sách phù hợp với từng giai đoạn.

  1. Người dùng hoạt động hàng ngày (Daily Active Users – DAU)

DAU là gì?

DAU là từ viết tắt của Daily active users, dùng để chỉ Người dùng hoạt động hàng ngày. Đây là thuật ngữ chỉ tổng số người dùng truy cập và tương tác hàng ngày với một ứng dụng di động

Có một cột mốc cụ thể cho chỉ số này không?

Đối với bất kỳ công ty Saas, mục tiêu cuối cùng cũng nhắm đến việc xây dựng được lượng người dùng lớn mạnh và vững chắc. Tuy nhiên, vì cách xác định DAU giữa mỗi công ty luôn khác nhau nên việc so sánh các con số thống kê một cách máy móc là điều không nên. Chẳng hạn, Facebook thường đo lường người dùng hoạt động dựa vào bất kỳ hoạt động tương tác như thích. chia sẻ, bình luận, nhắn tin,….Trong khi đó, trên trình duyệt Chrome thì lại đo lương bằng hoạt động click vào website, tìm kiếm….

Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần xây dựng một định nghĩa về người dùng hoạt động cho chính mình dựa trên các mục tiêu của người dùng.

Vì sao chỉ số này lại quan trọng?

Daily Active User có thể mang đến nhiều thông tin cũng như dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng hoặc tiết lộ xu hướng của ứng dụng trong ngày. Ngoài ra, theo dõi chỉ số DAU còn giúp doanh nghiệp biết được hiện có bao nhiêu người đang quan tâm và tìm kiếm ứng dụng về họ hoặc liên quan đến họ. Đồng thời biết được tinh trạng người dùng hiện tại đang sử dụng ứng dụng để liên tục đưa ra các giải pháp giữ chân họ lại.

Đối với các chiến dịch quảng cáo ứng dụng, thật ra không có một cột mốc số liệu cụ thể nào cho các chỉ số. Để thực hiện việc phân tích đúng nhất, bạn phải lập ra những tiêu chuẩn chung phù hợp với ứng dụng của mình. Việc hiểu người dùng sẽ giúp bạn ít gặp khó khăn khi đánh giá việc ảnh hưởng của một bản cập nhật mới; chiến lược thu hút người dùng mới,…

Hiện ACCESSTRADE đã cho ra mắt cẩm nang bỏ túi “Bộ chỉ số đo lường hiệu quả App Marketing 2020”, nếu bạn quan tâm có thể TẢI TẠI ĐÂY

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


kick off temu affiliate

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x