Quản trị rủi ro là gì? 7 bước trong quy trình quản trị rủi ro

Việc quản trị rủi ro là điều cần thiết và luôn được quan tâm tại các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trong thời buổi kinh tế cạnh tranh. Cùng ACCESSTRADE tìm hiểu chi tiết về nội dung này cùng với tham khảo các bước trong quy trình quản trị rủi ro tại bài viết này nhé.

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro được thực hiện bởi cấp quản lý với nhiệm vụ xem xét tổng quát, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Đưa ra những đề xuất ngăn chặn hoặc hạn chế mức độ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng, hoạt động.

Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là gì?

Tại sao phải quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

Việc quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng và chính xác, giúp giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra. 

Nếu biết quản lý rủi ro tốt, doanh nghiệp có thể sẽ có các thông tin và biết được những vấn đề đơn vị đang gặp phải. Từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, việc kinh doanh sản xuất không bị chậm trễ.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp áp dụng việc quản lý rủi ro hiệu quả thì doanh nghiệp cũng phần nào có thể hoàn thành và đạt được mục tiêu hướng đến trong kinh doanh hoàn hảo hơn. Bởi vì những rủi ro đã được quản lý và nằm trong phạm vi có thể xử lý của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của hoạt động quản trị rủi ro

Tăng tính đúng đắn trong chiến lược quản trị doanh nghiệp

Quản lý rủi ro là một chiến lược quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp xác định được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Từ đó ngăn chặn bằng những phương thức hợp lý để giải quyết vấn đề. Bảo đảm các rủi ro luôn nằm trong phạm vi được quản lý.

Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó đối với những rủi ro

Sẵn sàng ứng phó và chuẩn bị mọi giải pháp với tình huống rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Khi gặp rủi ro, doanh nghiệp cũng có thể hạn chế với tình huống không biết xử lý và rơi vào thế bị động.

Hạn chế lãng phí ngân sách trong đầu tư

Hạn chế lãng phí ngân sách trong đầu tư với những khoản chi ngoài kế hoạch, thông qua quản trị rủi ro doanh nghiệp có thể loại bỏ những bất cập, vấn đề không cần thiết trong doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa chi phí tốt nhất.

Ý nghĩa của hoạt động quản trị rủi ro
Ý nghĩa của hoạt động quản trị rủi ro

7 bước trong quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

Thiết lập bối cảnh rủi ro

Bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp đó là thiết lập bối cảnh rủi ro. Tại bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bảng kế hoạch chi tiết về mô hình kinh doanh và phân tích được những lợi thế, rủi ro mình có thể gặp phải trong quá trình phát triển.

Nhận diện rủi ro

Để thực hiện hiệu quả về nội dung nhận diện rủi ro liên quan đến doanh nghiệp. Ngoài cần sự giải đáp từ đội ngũ chuyên phân tính và đánh giá rủi ro, doanh nghiệp có thể yêu cầu tất cả nhân viên liên quan có tham gia đến dự án để cùng bàn bạc và xem xét, đánh giá các nguồn rủi ro khác tại doanh nghiệp.

Phân tích rủi ro

Sau khi đã tổng hợp được các rủi ro, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích với từng loại rủi ro để đưa ra phương án cụ thể. Mục đích phân tích rủi ro là để hiểu hơn về từng trường hợp và sự ảnh hưởng của nó có tác động như thế nào đến doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro

Sau khi phân tích rủi ro, doanh nghiệp có thể đánh giá rủi ro đó có chấp nhận được hay không và đưa ra giải pháp doanh nghiệp có thể xử lý khi rủi ro đó xảy ra. Hướng giải quyết chi tiết mang lại hiệu quả.

Quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp
Quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

Giảm thiểu rủi ro

Các rủi ro sẽ được đánh giá theo xếp hạng từ cao đến thấp. Doanh nghiệp sẽ sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro để xử lý từng trường hợp. Về kế hoạch xử lý giảm thiểu rủi ro sẽ bao gồm quy trình, các chiến thuật giảm thiểu rủi ro, kế hoạch dự phòng để ứng phó với trường hợp rủi ro xảy ra.

Giám sát rủi ro

Trong quá trình triển khai việc quản trị rủi ro, cấp quản lý sẽ có nhiệm vụ theo dõi và giám sát, cập nhật tình hình thường xuyên.

Tham khảo ý kiến bên ngoài

Doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến của các cổ đông nội bộ thuộc công ty để nhận được nhiều sự đóng góp tích cực liên quan đến quy trình quản trị rủi ro mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Những sai lầm khi quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là hình thức mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề này cũng có đi kèm với 1 số hạn chế cần được xem xét.

  • Khi áp dụng vào kỹ thuật phân tích rủi ro, doanh nghiệp sẽ yêu cầu thu thập một lượng lớn dữ liệu. Đôi khi việc thu thập dữ liệu này có thể gây tốn kém và nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.
  • Thiếu đi tính chuyên môn và thời gian: Khi áp dụng các phương tiện máy móc, chương trình phức tạp đòi hỏi nhân viên được đào tạo phải có kỹ năng và kiến ​​thức toàn diện để có thể hiểu được kết quả tạo ra. Về phân tích dữ liệu lịch sử để xác định rủi ro cũng đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức chuyên sâu.
  • Gây ảo tưởng về sự kiểm soát: Với mô hình quản lý rủi ro có thể khiến các doanh nghiệp có niềm tin sai lầm rằng họ có thể xác định và điều chỉnh mọi rủi ro tiềm ẩn. Đôi khi sẽ có những rủi ro mới xảy ra mà doanh nghiệp không ngờ đến.
  • Không nhìn thấy bức tranh lớn: Với mô hình kinh doanh, rất khó để các doanh nghiệp có thể nhìn thấy và hiểu rõ được tất cả những rủi ro có thể tích lũy.

Trách nhiệm quản trị rủi ro thuộc về ai

Chính sách quản lý rủi ro có nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro đối với toàn bộ doanh nghiệp.

Về trách nhiệm quản trị rủi ro, hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề. Về xác định định hướng chiến lược phát triển, cơ cấu quản lý các chức năng quản lý rủi ro, điều phối các bộ phận trong doanh nghiệp để đánh giá, kết hợp hoàn thành dự án đúng thời hạn và hiệu quả.

Kết luận

Có thể thấy, quản trị rủi ro là vấn đề vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Hy vọng qua bài viết chúng tôi đã tổng hợp bạn cũng đã phần nào hiểu về khái niệm này và có 1 lượng kiến thức riêng cho bản thân mình.

Tham khảo các bài viết liên quan:

Chiến lược truyền thông là gì? Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

5 mô hình kinh doanh tại nhà tăng thu nhập ổn định

Đầu tư marketing mobile app – Đã đến lúc doanh nghiệp cần quyết đoán hơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x