Quảng cáo LinkedIn là gì?

LinkedIn Ads là hình thức quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội LinkedIn. Không giống như Facebook Ads hay Google Ads, LinkedIn Ads được tối ưu hóa cho môi trường B2B. Với quảng cáo LinkedIn, doanh nghiệp và cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận người dùng dựa trên thông tin cá nhân và nhóm ngành nghề của họ, từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và có được khách hàng tiềm năng chất lượng.
Tuy nhiên, chạy quảng cáo trên LinkedIn có thể gặp một số thách thức, chẳng hạn như chi phí cao hơn so với các nền tảng khác, yêu cầu nội dung chất lượng và sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng định dạng quảng cáo, xây dựng nội dung hấp dẫn và liên tục tối ưu chiến dịch để tối đa hóa lợi nhuận.
Các vị trí đặt quảng cáo LinkedIn
Nội dung được tài trợ (Sponsored Content)
Đây là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên LinkedIn. Các bài viết được tài trợ hiển thị trực tiếp trên newsfeed của người dùng và có thể bao gồm hình ảnh, video hoặc carousel. Loại quảng cáo này thường được sử dụng để quảng bá nội dung, nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng. Đối với sponsored content, LinkedIn sẽ gắn nhãn “quảng cáo” để phân biệt chúng với nội dung thông thường.
Tin nhắn được tài trợ (Sponsored Messaging)
Hình thức quảng cáo này cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn trực tiếp đến hộp thư của khách hàng tiềm năng. Sponsored Messaging có tỷ lệ mở cao hơn nhiều so với email marketing truyền thống nhờ tính chuyên nghiệp của LinkedIn.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, LinkedIn hiện đang giới hạn số lượng đối tượng nhận Sponsored Messaging mỗi tháng. Khách hàng mục tiêu của bạn sẽ chỉ nhận được 1 Sponsored messaging trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Quảng cáo LinkedIn văn bản (Text Ads)
Đây là vị trí quảng cáo Linkedin xuất hiện ở cột bên phải của trang LinkedIn trên desktop, Text Ads có chi phí thấp hơn so với các định dạng khác. Dù không có tính tương tác cao như Sponsored Content hay Sponsored messaging, nhưng Text Ads vẫn có thể mang lại lưu lượng truy cập website và tăng độ nhận diện thương hiệu một cách đáng kể.
Quảng cáo hiển thị (Dynamic Ads)
Dynamic Ads là một dạng quảng cáo cá nhân hóa hiển thị tên và hình ảnh của người dùng trong nội dung quảng cáo. Dynamic Ads có thể giúp tăng mức độ liên quan và tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu với khách hàng tiềm năng. Quảng cáo LinkedIn hiển thị thường được sử dụng trong các chiến dịch tăng lượt theo dõi trang (Follower Ads) hoặc quảng bá cơ hội việc làm (Jobs Ads).
Các định dạng quảng cáo LinkedIn
LinkedIn cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Tùy vào mục tiêu chiến dịch, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp nhằm tối ưu hiệu suất và chi phí. Dưới đây là các định dạng quảng cáo phổ biến trên LinkedIn:
Quảng cáo dạng băng chuyền (Carousel Ads)
Quảng cáo LinkedIn dạng Carousel hiển thị dưới dạng một hàng thẻ có thể vuốt qua. Với Carousel Ads, doanh nghiệp có thể sử dụng để: nâng cao độ nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập website, tăng tỷ lệ tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu hút khách hàng tiềm năng,…
Thông số quảng cáo LinkedIn Carousel Ads:
- Tên quảng cáo: Tối đa 255 ký tự
- Giới thiệu: Tối đa 150 ký tự (tránh rút ngắn trên thiết bị di động)
- Số thẻ: 2 đến 10
- Hình ảnh: JPG/PNG/GIF tĩnh, tối đa 6012 x 6012px, 10MB
- Tiêu đề mỗi thẻ: Tối đa 2 dòng
- Ký tự tiêu đề: 45 (với URL) hoặc 30 (với CTA/Form)
Quảng cáo hội thoại (Conversation Ads)
Quảng cáo LinkedIn Conversation Ads cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá cho người dùng, cho phép chọn lựa tương tác và dẫn dắt đến nhiều điểm chạm như sự kiện, form đăng ký, hay trang đích sản phẩm. Conversation Ads thường được sử dụng hiệu quả với mục đích:
nâng cao độ nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập website, tăng tỷ lệ tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu hút khách hàng tiềm năng,…
Thông số quảng cáo LinkedIn Conversation Ads
- Tên: Tối đa 255 ký tự
- Banner (desktop): 300 x 250px (JPEG/PNG)
- Tin nhắn: 500 ký tự
- Hình ảnh avatar: 250 x 250px (tùy chọn)
- CTA: Tối đa 25 ký tự, mỗi tin nhắn có tối đa 5 nút
- Chân trang tùy chỉnh và điều khoản: Tối đa 2.500 ký tự
Quảng cáo theo dõi (Follower Ads)
Đây là loại quảng cáo động, được tự động cá nhân hoá theo người dùng và mời họ theo dõi Trang doanh nghiệp của bạn. Follower Ads thường được sử dụng với mục đích: tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lượt truy cập trang LinkedIn của doanh nghiệp, tăng tương tác,…
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Follower Ads
- Mô tả: Tối đa 70 ký tự
- Tiêu đề: Tối đa 50 ký tự
- Tên thương hiệu: Tối đa 25 ký tự
- Hình ảnh: 100 x 100px (JPG/PNG)
Quảng cáo tiêu điểm (Spotlight Ads)
Spotlight Ads thu hút sự chú ý bằng hình ảnh sinh động và cá nhân hoá, dẫn trực tiếp người dùng đến landing page hoặc website doanh nghiệp. Với dạng quảng cáo Spotlight Ads, doanh nghiệp có thể sử dụng với mục tiêu: tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lượt truy cập, tương tác, tạo lead và thu hút ứng viên tìm việc.
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Spotlight Ads:
- Mô tả: Tối đa 70 ký tự
- Tiêu đề: Tối đa 50 ký tự
- Tên công ty: Tối đa 25 ký tự
- Hình ảnh chính: 100 x 100px
- CTA: Tối đa 18 ký tự
- Nền tùy chỉnh: 300 x 250px, dưới 2MB (tùy chọn)
Quảng cáo tuyển dụng (Jobs Ads – Work With Us)
Jobs Ads tăng hiệu quả tuyển dụng nhờ tận dụng mạng lưới nhân sự và ngăn chặn đối thủ quảng cáo trên hồ sơ nhân viên của bạn. Thống kê cho thấy, dạng quảng cáo Job Ads có tỷ lệ nhấp cao hơn 50 lần so với quảng cáo việc làm truyền thống. Jobs Ads thường được sử dụng với mục đích tuyển dụng và gia tăng lượng người truy cập vào website.
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Jobs Ads
- Tên công ty: Tối đa 25 ký tự
- Logo: 100 x 100px
- Dòng tiêu đề: Tối đa 70 ký tự
- CTA: Tối đa 44 ký tự (nếu viết tùy chỉnh)
Quảng cáo tạo khách hàng tiềm năng (Lead Generation Ads)
Với dạng quảng cáo LinkedIn Lead Generation Ads, LinkedIn sẽ cung cấp biểu mẫu có sẵn trong quảng cáo để người dùng điền nhanh thông tin, phù hợp với các chiến dịch hội thảo, tải tài liệu, đăng ký tư vấn… Đúng như tên gọi, Lead Generation Ads thường được sử dụng với mục đích thu hút khách hàng tiềm năng (leads) cho doanh nghiệp.
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Lead Generation Ads:
- Tên biểu mẫu: Tối đa 256 ký tự
- Tiêu đề: Tối đa 60 ký tự
- Mô tả: Tối đa 160 ký tự
- Chính sách quyền riêng tư: Tối đa 2.000 ký tự
Quảng cáo tin nhắn (Message Ads)
Message Ads cho phép gửi tin nhắn riêng đến từng người dùng, tạo cảm giác cá nhân hoá và thường được sử dụng để tăng lượng truy cập website, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo lead,…
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Message Ads:
- Tiêu đề: Tối đa 60 ký tự
- CTA: Tối đa 20 ký tự
- Nội dung: Tối đa 1.500 ký tự
- Banner (desktop): 300 x 250px (JPEG, PNG, GIF không động)
Quảng cáo ảnh đơn (Single Image Ads)
Single Image Ads là dạng quảng cáo hiển thị giống bài viết thông thường nhưng được gắn nhãn “quảng cáo”. Dạng quảng cáo này này giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng một cách tự nhiên, hiệu quả. Single Image Ads thường được sử dụng để tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập website, tăng tỷ lệ tương tác, lead và tìm kiếm ứng viên.
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Single Image Ads:
- Tên quảng cáo: Tối đa 225 ký tự
- Giới thiệu: 150 ký tự
- Hình ảnh: JPG/PNG/GIF tĩnh, tối đa 7680 x 7680px, dưới 5MB
- Dòng tiêu đề: Tối đa 70 ký tự
- Mô tả: Tối đa 100 ký tự
Quảng cáo một vị trí công việc
Đây là hình thức quảng bá một bài đăng tuyển dụng cụ thể đến đúng nhóm đối tượng đang tìm việc, tăng tỷ lệ ứng tuyển một cách nhanh chóng. Theo dữ liệu thống kê từ LinkedIn, dạng quảng cáo này giúp tăng 25% tỷ lệ nhấp trung bình.
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn một vị trí công việc:
- Tên quảng cáo: Tối đa 255 ký tự
- Văn bản giới thiệu: Tối đa 150 ký tự (trên máy tính tối đa 600)
Quảng cáo văn bản (Text Ads)
Text Ads là dạng quảng cáo vô cùng đơn giản, dễ thiết lập, phù hợp với các doanh nghiệp B2B đang cần tạo nhận diện thương hiệu hoặc kéo traffic với chi phí thấp.
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Text Ads:
- Hình ảnh: 100 x 100px (JPG/PNG < 2MB)
- Dòng tiêu đề: Tối đa 25 ký tự
- Mô tả: Tối đa 75 ký tự
Quảng cáo video (Video Ads)
Video Ads là hình thức lý tưởng để “kể” câu chuyện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, cung cấp cái nhìn mới về văn hoá doanh nghiệp hoặc tư duy lãnh đạo. Video Ads hấp dẫn sẽ giúp tăng thời gian xem và nhận diện thương hiệu mạnh mẽ hơn.
Thông số kỹ thuật quảng cáo LinkedIn Video Ads:
- Tên quảng cáo: Tối đa 225 ký tự
- Văn bản giới thiệu: Tối đa 600 ký tự
- Thời lượng video: 3 giây đến 30 phút (tối ưu: <15 giây)
- Tệp video: 75KB đến 200MB
- Khung hình: <30fps
- Kích thước: 640–1920px (rộng) × 360–1920px (cao)
- Tỷ lệ: 1.778 đến 0.5652
Hướng dẫn cách tạo quảng cáo LinkedIn
Bước 1: Đăng nhập LinkedIn Campaign Manager
Bước đầu tiên để chạy quảng cáo LinkedIn là đăng nhập vào LinkedIn Campaign Manager – nền tảng quản lý quảng cáo chính thức của LinkedIn. Sau khi đăng nhập, bạn cần tạo một tài khoản quảng cáo và thiết lập thông tin doanh nghiệp.
Bước 2: Chọn mục tiêu quảng cáo LinkedIn
LinkedIn cung cấp nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm nâng cao nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập website, thu thập khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi,…. Việc chọn đúng mục tiêu sẽ giúp LinkedIn “hiểu” và hiển thị quảng cáo phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến dịch.
Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu
LinkedIn Ads cho phép xác định đối tượng mục tiêu chi tiết theo chức danh, ngành nghề, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng,… Đây là một trong những lợi thế lớn nhất của nền tảng này so với các kênh quảng cáo khác.
Bước 4: Lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp
Tùy vào mục tiêu chiến dịch, bạn có thể lựa chọn định quảng cáo LinkedIn phù hợp như: Carousel Ads, Message Ads, Single Image Ads, Video Ads,….
Bước 5: Đặt ngân sách và lịch chạy quảng cáo
LinkedIn Ads có thể tính phí theo CPC (Cost Per Click) hoặc CPM (Cost Per 1,000 Impressions). Bạn nên kiểm tra kỹ để đảm bảo ngân sách được sử dụng hiệu quả.
Bước 6: Viết nội dung quảng cáo hấp dẫn
Nội dung cần hấp dẫn, ngắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục. Hình ảnh hoặc video cũng cần chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Bước 7: Theo dõi và tối ưu chiến dịch
Khi đăng nhập vào Trình quản lý chiến dịch bạn có thể thấy bảng theo dõi báo cáo quảng cáo LinkedIn. Bạn hãy đo lường các chỉ số quan trọng như CTR, CPC, CPA và liên tục tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.
Lời kết
LinkedIn là nền tảng lý tưởng cho doanh nghiệp B2B và các publishers muốn tiếp cận các user là các adv. Với hơn 80% người dùng là các chuyên gia và nhà quản lý, LinkedIn giúp bạn đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ và thông điệp đến đúng đối tượng. Hy vọng bài viết vừa rồi của ACCESSTRADE đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công với chiến dịch quảng cáo LinkedIn của mình.