Retention – chỉ số cho thấy rằng khi phát triển app marketing, không đơn giản chỉ là thu hút người dùng cài đặt, mà là thuyết phục họ quay trở lại sử dụng nhiều lần. Khi nỗ lực tiếp thị mobile app của bạn đã thành công và có cơ sở người dùng nhất định, việc cần làm tiếp theo là nên tập trung cung cấp cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.
Hay nói cách khác, có một cơ sở người dùng mạnh mẽ là giấc mơ của tất cả chúng ta trong chiến lược triển khai mobile app. Nhưng bạn có biết điều gì quan trọng hơn không? Chính là sự trung thành của khách hàng. Chỉ số này được thể hiện qua tỷ lệ retention.
Hãy tìm hiểu ngay cách hiệu quả nhất để tối đa hóa mức độ tương tác của người dùng và tăng tỷ lệ Retention trong Mobile App trong bài viết dưới đây.
Retention là gì?
Retention hay Customer Retention Rate là là tỷ lệ giữ chân khách hàng trong một thời gian nhất định bên trong ứng dụng di động.
Theo Statista, tỷ lệ giữ chân là khác nhau ở những ứng dụng khác nhau. Các ứng dụng truyện tranh, tin tức và mua sắm có tỷ lệ giữ chân người dùng trong ngày đầu tiên sau khi quá trình cài đặt diễn ra là tốt nhất. Vậy ứng dụng nào có tỷ lệ giữ chân người dùng trong 30 ngày tốt nhất? Rõ ràng là ứng dụng tài chính và tin tức, với tỷ lệ giữ chân khoảng 13%.
Những lý do phổ biến khiến người dùng “bỏ cuộc”
Những nhà phát triển ứng dụng thường gặp khó khăn trong việc tạo cơ sở người dùng vững chắc và nhất quán. Để tìm hiểu chính xác vấn đề này, trước tiên chúng ta nên xem xét những lý do phổ biến khiến người dùng “bỏ cuộc”:
- Trải nghiệm đầu tiên không “hoàn hảo”.
- Thiếu sự phân phối những giá trị cơ bản.
- Thiếu sự kết nối – khả năng nhắc nhở và thu hút lại người dùng.
- Không được cập nhật thường xuyên.
- Hiệu suất kém và các vấn đề kỹ thuật.
Tại sao tỷ lệ retention lại quan trọng?
Nếu các chỉ số phát triển của app cho thấy có đến 1 triệu lượt tải về thì thật tuyệt vời, đúng không? Nhưng đó không phải là tất cả, lượt cài đặt ứng dụng không phải là điều to tát gì. Liệu con số 1 triệu này có thể duy trì được bao lâu? Trung bình, một ứng dụng mất 77% DAU (Daily Active Users – lượng người dùng tương tác hàng ngày) trong vòng 3 ngày đầu tiên sau khi cài đặt. Nhưng trong vòng 30 ngày tiếp theo, số DAU bị mất tăng lên đến 90%.
Đó là lý do việc giữ chân người dùng quay lại sử dụng app cần được xem là ưu tiên hàng đầu. Người dùng trung thành được ví như “nguồn sống” của ứng dụng. Bạn càng giữ chân họ lâu, họ càng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ Customer Retention Rate cao, doanh thu cũng sẽ cao theo.
Bằng cách ưu tiên này, các doanh nghiệp còn có thể hướng tới việc giảm tình trạng gián đoạn và tiết kiệm chi phí hơn so với chiến dịch thu hút khách hàng mới. Mặt khác, chúng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề mà ứng dụng gặp phải.
Dưới đây là 7 chiến lược mà bạn có thể tận dụng nhằm tăng tỷ lệ Customer Retention Rate cho Mobile App của mình.
1. Tạo trải nghiệm tuyệt vời – tăng tỷ lệ retention
Điều cực kỳ quan trọng khi phát triển ứng dụng là tạo ấn tượng tốt. Khi người dùng bắt đầu có những trải nghiệm đầu tiên trong ứng dụng của bạn, họ sẽ muốn sự đơn giản và logic từ đó tỷ lê retention sẽ được gia tăng đáng kể
Trên thực tế, việc đăng nhập vào một ứng dụng lần đầu tiên và bị “tấn công” bởi quá nhiều bước đăng ký phức tạp, người dùng sẽ rất dễ cảm thấy mất thời gian. Do đó, Developer có thể cải thiện bằng cách giảm thiểu tối đa số bước cần thiết khi đăng ký tạo tài khoản trên ứng dụng. Sử dụng Login SDK giống như Apple, Facebook hoặc Google cũng là một cách rất hiệu quả.
2. Cung cấp giá trị thực: người dùng có nhận được những gì họ muốn?
Bạn nên nhớ rằng, người dùng cài đặt ứng dụng vì phát sinh nhu cầu sử dụng. Vì vậy, ứng dụng của bạn cần thể hiện được hết những giá trị có thể đáp ứng được mong đợi của người dùng. Khi đó, tỷ lệ Customer Retention Rate mới có thể ổn định bởi người dùng chỉ tiếp tục tương tác khi họ có thể giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu của mình.
3. Tận dụng Push Notification
Push Notification là yếu tố giúp bạn có thể giao tiếp với người dùng bên ngoài ứng dụng và cung cấp cho họ những thông tin hữu ích nhất. Tỷ lệ giữ chân người dùng có thể tăng lên 20% chỉ bằng cách triển khai thêm các thông báo đẩy dựa trên hành vi người dùng và được tối ưu hóa theo thời gian. Điều này có nghĩa là ứng dụng sẽ gửi thông báo vào đúng thời điểm trong ngày. Ngoài ra, Push Notification cũng có thể tăng khả năng thu hút lại những người dùng đã từ bỏ kênh chuyển đổi từ App của bạn.
4. “Phần thưởng” cho lòng trung thành
Giả sử bạn có một đối thủ cạnh tranh với ứng dụng tương tự. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng lựa chọn bạn và gia tăng tỉ lê retention? Theo RetailMeNot, khoảng 80% khách hàng trung thành hơn với các thương hiệu cung cấp các ưu đãi cho khách hàng thân thiết và 70% khách hàng sẽ tham gia chương trình này nhiều hơn nếu họ có thể truy cập chương trình đó thông qua Mobile app. Do đó, việc phát triển chương trình khách hàng thân thiết hoặc khuyến mãi có thể thúc đẩy khách hàng gắn bó lâu hơn và tăng giá trị thương hiệu về lâu dài.
5. Cập nhật nội dung mới: Ứng dụng có đang bị trì trệ không?
Thuật ngữ ‘nội dung’ đại diện cho tất cả thông tin có sẵn cho người dùng thông qua ứng dụng. Điều này bao gồm văn bản, phương tiện hình ảnh và âm thanh. Để giúp người dùng có động lực tương tác với ứng dụng của bạn thường xuyên, việc cập nhật những nội dung mới mẻ là việc làm thiết yếu.
6. Lắng nghe, xác định nút thắt và cải thiện retention
Một khía cạnh quan trọng của việc giữ chân người dùng, tăng tỷ lệ retention là thu thập và xác định “điểm tắc nghẽn” để đưa ra giải pháp xử lý nhanh chóng dựa trên phản hồi của người dùng. Yếu tố này cũng giúp người dùng cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng khi sử dụng ứng dụng của bạn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng có được lòng trung thành từ họ.
Tóm lại
Tỷ lệ Customer Retention Rate là yếu tố phân biệt giữa một ứng dụng thành công và một ứng dụng thất bại. Một ứng dụng tuyệt vời sẽ làm cho mọi trải nghiệm trở nên trực quan và hấp dẫn. Tương tác của người dùng là một quá trình liên tục, nếu không có sự thay đổi, ứng dụng của bạn liệu có đứng vững? Nói cách khác, không có thay đổi, tăng trưởng là không thể.