“Roi là gì?” – Đây là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong các bản kế hoạch kinh doanh hay chiến lược marketing. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này. Vì thế, ACCESSTRADE sẽ giải đáp tất tần tật những vấn đề xoay quanh ROI trong bài viết này.
ROI là gì?
ROI (Return On Investment – ROI) là chỉ số thể hiện tỷ lệ hoàn vốn kinh doanh. Qua đó, những người kinh doanh hoặc marketer có thể dự đoán – xác định – đo lường hiệu quả dòng vốn đầu tư. Kết quả của ROI sẽ được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ hoặc phần trăm. Các nhà hoạch định thường dùng ROI như một yếu tố quan trọng để quyết định chiến lược kinh doanh.
Thuật ngữ ROI ra đời như một mối liên kết giữa hoạt động sinh lời với chi phí marketing. Cũng giống như việc các bà mẹ đầu tư cho những đứa con đi học. Điểm thi chính là thước đo giữa mức học phí và năng lực học. Và nếu không hiệu quả thì đã đến lúc nên thay đổi.
Bản chất của ROI
Cũng giống như định nghĩa “ROI là gì?”, bản chất ROI dùng để đo lường hiệu quả của đồng vốn đầu tư mà bạn đã bỏ ra cho các chi phí: chạy quảng cáo Adwords, Facebook Ads, … hoặc chi phí cho các hoạt động Marketing.
ROI là một chỉ số được sử dụng khá phổ biến nhờ tính đơn giản và linh hoạt. Nếu ROI cho ra kết quả dương, tức là doanh nghiệp đang làm đúng hướng. Song song đó, ROI sẽ là tín hiệu giúp các nhà kinh doanh nhận biết giữa các tùy chọn kém và tốt nhất.
Ví dụ, nếu chỉ số ROI là 20% thì nghĩa là với 100 đồng bỏ ra sẽ mang về cho doanh nghiệp 20 đồng lợi nhuận. Ngược lại, nếu ROI: -20%, khi đó với 100 đồng bỏ ra bạn sẽ mất thêm 20 đồng vì một lý do nào đó. Có thể là do tình hình kinh doanh kém.
Ưu/Nhược đểm của ROI
Như những chỉ số khác, ROI cũng có 2 mặt yếu tố: Ưu điểm và Nhược điểm.
Ưu điểm:
- Thể hiện khách quan hiệu quả từ việc đầu tư, giúp xác định mục tiêu kinh doanh, so sánh mức độ sinh lời giữa các dự án.
- Có thể tính toán một cách nhanh chóng dựa trên hai thành tố dễ dàng thu thập từ số liệu tài chính.
- Phù hợp sử dụng trong đầu tư ngắn hạn.
- Dễ tính toán.
Nhược điểm:
- Chỉ số ROI chỉ góp một phần trong tổng thể “bức tranh” đầu tư, không thể dựa vào đó hoàn toàn để đưa ra quyết định. Ngoài ra còn nên cần tham khảo qua các chỉ số khác như NPV, IRR hay PP,..
- Chỉ phù hợp để tính toán trong ngắn hạn. Đối với các khoản đầu tư dài hạn, đòi hỏi một thời gian dài mới tạo ra doanh thu thường cho kết quả sai lệch so với bản chất.
- Không thể hiện được lý do vì sao ROI thấp/cao.
- Cần sự hỗ trợ của nhiều công cụ để ra kết quả cụ thể hơn.
Cách tính ROI
Chỉ số ROI được tính toán dựa trên 2 chỉ số cơ bản: Lợi nhuận ròng và Chi phí đầu tư theo công thức sau:
Làm sao để đo lường ROI?
- 1. Theo dõi khả năng chuyển đổi
Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi sẽ giúp giúp doanh nghiệp nắm rõ lợi nhuận trên mỗi từ khóa, giá thầu đang thấp hay cao, từ đó sẽ xác định được chính xác chỉ số ROI. Điều này rất quan trọng nếu doanh nghiệp áp dụng ROI để đánh giá chiến dịch Marketing Online
- 2. Ghi chú chi tiết các khoản chi
Ghi chú lại tất cả các khoản chi giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn khi tính ROI.
- 3. Phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu cao không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có hiệu quả kinh doanh tốt. Vì ROI được tính dựa trên chỉ số lợi nhuận. Vì thế việc tách bạch giữa doanh thu và lợi nhuận thực
Chỉ số ROI ở mức nào là tốt?
Tùy vào cơ cấu chi phí và tình hình kinh doanh hiện tại, mỗi doanh nghiệp sẽ có mức ROI khác nhau. Tuy nhiên, thường mức ROI được cho là lý tưởng sẽ rơi vào khoảng 5:1 đến 10:1. Nếu vượt quá 10:1 bản kế hoạch hoặc dự án được lựa chọn đầu tư chắc chắn không có tính khả thi.
Sở dĩ ROI nên nằm trong khoảng 5:1 – 10:1 là vì chi phí sản xuất hàng hóa đã chiếm đến 50% giá bán trên một sản phẩm. Như vậy, nếu công ty bỏ ra $100 cho hoạt động marketing để thu về $200 doanh thu thì doanh nghiệp đã mất thêm $100 doanh thu để bù vào chi phí sản xuất sản phẩm. Điều đó có nghĩa, chỉ số ROI 2:1 chỉ giúp doanh nghiệp trở về mức hòa vốn chứ chưa thực sự sinh ra đồng lợi nhuận nào cả.
Một bản kế hoạch Digital Marketing được xem là hoàn hảo khi nó có những chỉ số đo lường chính xác nhất. Bởi sau tất cả, mục tiêu cuối cùng đều vẫn là mức tăng lợi nhuận thực tế của công ty. Khi đó ROI sẽ là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ khả thi của kế hoạch.
Cải thiện ROI bằng Customer Behavior
ROI sẽ không thể đạt được mức lý tưởng 5:1 nếu như doanh nghiệp thiếu đi những nỗ lực tối ưu chỉ số này. Tuy nhiên, không thể cứ mãi tối ưu chi phí vì nếu quá tập trung vào yếu tố này sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến kết quả. Ngược lại, tối đa hóa lợi nhuận sẽ là một lựa chọn sáng suốt giúp tối ưu ROI hiệu quả.
Trong đó, nắm rõ hành vi khách hàng (Customer Behavior) sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược tiếp cận đúng đắn. Theo khảo sát, có đến 81% khách hàng cho biết họ dễ dàng ra quyết định mua sắm sau khi thấy các bài post từ bạn bè người thân; 70% người dùng sẽ tin tưởng hơn về sản phẩm/dịch vụ từ lời khuyên của chuyên gia. Như vậy, việc thu hút khách hàng mới dựa trên những ý kiến của khách hàng cũ là một kế hoạch tuyệt vời. Dựa trên những yếu tố đó, nhiều công nghệ đã được ra đời. Có thể kể đến là nền tảng Affiliate Marketing – ACCESSTRADE.
ROI là một thước đo hưu ích. Tuy cách tính thô sơ, đơn giản nhưng lại là chỉ số đắc lực. ROI sẽ giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả thực tế so với số tiền đã bỏ ra.
CỘNG ĐỒNG ADVERTISER ACCESSTRADE
Nơi hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp muốn tìm hiểu và tăng trưởng doanh thu qua kênh Affiliate
⏩ Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/1303422489814900/
⏩ Linkedin: https://www.linkedin.com/company/accesstradevn/
|