Talent Pool là một công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp và công tác tuyển dụng hiệu quả, hiện đã và đang được ứng dụng ở nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam Talent Pool vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến. Qua bài viết này hãy cùng ACCESSTRADE tìm hiểu khái niệm về Talent Pool cùng 4 bước xây dựng và quản lý danh sách ứng viên tiềm năng.
Talent Pool là gì?
Talent Pool là tập hợp danh sách ứng viên tiềm năng phù hợp với các tiêu chí mà doanh nghiệp đặt ra cho mỗi công việc. Họ là những người có khả năng trở thành nhân viên chính thức, tuy nhiên vì chưa đáp ứng được một số yêu cầu nên sẽ được xếp vào ứng viên tiềm năng. Các tiêu chí đánh giá có thể bao gồm: kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ, điểm số,…
Những ứng viên có thể được đưa vào Talent Pool:
- Những ứng viên bị loại ở những vòng tuyển dụng trước nhưng có khả năng phù hợp với vị trí khác
- Những ứng viên có CV chất lượng được HR tìm thấy trên các nền tảng tuyển dụng (LinkedIn, Vietnamworks, Facebook, TopCV,…)
- Ứng viên có năng lực nhưng chưa phù hợp với vị trí doanh nghiệp đang tuyển dụng
- Cựu nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức
Vì sao cần phải xây dựng Talent Pool?
Trong quy trình tuyển dụng, không dễ để HR có thể tìm được ứng viên phù hợp. Đối với những vị trí cấp cao, HR có thể phải đọc đến cả nghìn CV. Đây chính là lúc danh sách ứng viên tiềm năng phát huy tác dụng. Với Talent Pool doanh nghiệp có thể:
- Lưu trữ dữ liệu những viên tiềm năng: Thay vì mất công đăng tin tuyển dụng và lọc lại cả nghìn CV thì HR hoàn toàn có thể lựa chọn ứng viên từ kho dữ liệu này, với những thông tin cơ bản và các tiêu chí đã được phân loại, HR có thể nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp.
- Hệ thống hoá dữ liệu ứng viên: Thông tin về ứng viên sẽ được sắp xếp một cách khoa học, giúp HR tiết kiệm thời gian và dễ dàng tìm được ứng viên đáp ứng các tiêu chí đề ra.
4 tiêu chí xây dựng danh sách ứng viên tiềm năng
Để xây dựng danh sách ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp có thể dựa vào 4 tiêu chí cơ bản sau:
- Theo địa điểm: Doanh nghiệp đang tuyển dụng ở vị trí nào? Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,… Việc phân Pool theo địa điểm giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm được nhân sự phù hợp nếu có ý định mở rộng chi nhánh.
- Theo năng lực: Pool này sẽ chia nhóm các ứng viên theo năng lực chuyên môn, khả năng lãnh đạo, khả năng xử lý thông tin,… Cách chia Pool này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được người phù hợp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
- Theo vị trí: Các vị trí Sales, Marketing, Kỹ thuật,… sẽ được phân theo Pool. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tìm được người phù hợp lắp đầy vị trí trống.
- Theo thời gian: Những doanh nghiệp có nhiều dự án cần triển khai và linh động về số lượng nhân sự thì Pool này chính là công cụ hỗ trợ hiệu quả. Pool này sẽ phân theo thời gian làm việc: Intern, Part-time, Full-time, Freelancer,…
4 bước xây dựng và quản lý Talent Pool một cách hiệu quả
Xác định chiến lược kinh doanh
Bước đầu tiên khi xây dựng và quản lý Talent Pool đó chính là xác định chiến lược kinh doanh. Công tác tuyển dụng ngoài tìm kiếm những nhân sự tài năng cho công ty thì còn gắn liền mật thiết với mục tiêu và sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu chỉ xây dựng Talent Pool mà không có mục đích thì chỉ lãng phí thời gian, công sức, nguồn lực. Mục tiêu tuyển dụng có thể bao gồm: mở rộng quy mô, ra mắt sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh,…
Thiết lập tiêu chí cụ thể cho từng nhóm ứng viên
Sau khi đã xác định được chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần dựa vào đây để xây dựng Talent Pool, thiết lập tiêu chí cụ thể cho từng nhóm ứng viên.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang muốn mở rộng chi nhánh ở Hà Nội. Lúc này bạn cần xây phân Pool theo vị trí địa lý, tìm kiếm các ứng viên hiện đang sinh sống ở Hà Nội hoặc có thể chuyển ra Hà Nội làm việc.
Những giá trị mà Talent Pool đem lại sẽ tỉ lệ thuận với lượng ứng viên tiềm năng mà HR khai thác được.
Khai thác nguồn ứng viên tiềm năng dựa các tiêu chí đã có
Khi đã có đầy đủ lượng thông tin và các tiêu chí tuyển chọn, đây là lúc các HR tìm kiếm và khai thác nguồn ứng viên tiềm năng. Những ứng viên này có thể được tìm thấy ở những nơi như đã đề cập phía trên. Ngoài ra, các HR có thể tham khảo thêm:
- Thực tập sinh tại công ty
- Thông tin từ báo chí
- Những ứng viên để lại contact khi tham gia các sự kiện tuyển dụng của doanh nghiệp
- Các ứng viên tìm thấy bởi các headhunt
Phân loại ứng viên trong Talent Pool
Sau khi đã khai thác được nguồn ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp cần phân chia họ theo các nhóm cụ thể. Đảm bảo thông tin được sắp xếp khoa học, tiện lợi cho việc tìm kiếm và chọn lọc khi cần.
Ngoài ra, các HR có thể gắn tag và xếp hạng cho các ứng viên trong mỗi nhóm dựa theo tiêu chí đã đề ra. Từ đó, có thể lọc ra những ứng viên tiềm năng nhất mà doanh nghiệp có thể liên hệ ngay trong các đợt tuyển dụng. Doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đảm bảo về chất lượng ứng viên đầu vào cho doanh nghiệp.
Đừng quên ghi chép lại nội dung trao đổi, nhận xét,… trong suốt quá trình làm việc và phân loại ứng viên. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phân loại ứng viên theo các Pool được chính xác hơn và đảm bảo được cái nhìn khách quan về từng ứng viên
Lời kết
Với những thông tin vừa rồi, ACCESSTRADE hy vọng bạn đã nắm được khái niệm về Talent Pool. Đồng thời có thể xây dựng và quản lý danh sách ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp của mình. Hãy bắt đầu xây dựng Talent Pool ngay hôm nay. Chúc bạn thành công!