“Hé mở” 5 cách giúp gia tăng thị phần mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

Trong bài toán kinh doanh, việc chiếm được bao nhiêu thị phần là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc xác định đúng và tìm ra cách để gia tăng thị phần sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Vậy thị phần có vai trò gì, làm thế nào để xác định thị phần của doanh nghiệp và đâu là những cách có thể làm gia tăng thị phần? Cùng ACCESSTRADE theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Thị phần là gì?

Thị phần (hay còn gọi là Market Share) được hiểu là phần trăm tiêu thụ sản phẩm mà một doanh nghiệp nào đó đã chiếm lĩnh được trong một thị trường nhất định. Nó được thể hiện thông qua số lượng sản phẩm bán được hoặc số lượng dịch vụ được tiêu thụ của một doanh nghiệp so với tổng lượng doanh số đã tiêu thụ trên toàn bộ thị trường.

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, việc chiếm được càng nhiều thị phần càng chứng tỏ doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược kinh doanh và Marketing tổng thể phù hợp. Sau khi đã chiếm lĩnh được thành công, doanh nghiệp vẫn cần phải có những kế hoạch để bảo vệ thị phần của mình.

Thị phần

Thị phần là gì mà hầu hết các doanh nghiệp đều muốn chiếm lĩnh?

Vai trò của thị phần tăng trưởng đối với doanh nghiệp

Xác định khả năng cạnh tranh

Khi đã xác định chính xác phần trăm thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được trên thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhận biết được năng lực, vị thế và khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Từ đó có thể dễ dàng triển khai những chiến lược kinh doanh và kế hoạch Marketing phù hợp, đồng thời xây dựng những kế sách cần thiết để bảo vệ được thị phần vững chắc và lâu dài.

Xác định tốc độ phát triển

Bên cạnh việc xác định khả năng cạnh tranh, lượng thị phần còn phản ánh tốc độ phát triển của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chiếm lĩnh được nhiều thị phần, điều này cho thấy tốc độ phát triển kinh doanh của công ty đang tốt và hiệu quả. Ngược lại, trường hợp bị giảm sút sẽ cho thấy tốc độ phát triển hiện tại là thấp, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng xây dựng những kế hoạch bán hàng và chiến lược tiếp thị phù hợp để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của công ty theo hướng đi lên.

Là cơ sở xây dựng nguồn nhân lực phù hợp

Dựa vào số phần trăm thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được trên thị trường, các chủ công ty có thể xây dựng được kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực khi cần thiết hoặc có những chính sách tạo động lực để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Trong trường hợp thị phần vẫn còn thấp, doanh nghiệp nên nhanh chóng bổ sung thêm nguồn nhân lực để tiến hành triển khai những những chiến lược cải cách nhằm mục đích gia tăng thị phần hiệu quả. Nếu số liệu của doanh nghiệp đã cao và có tốc độ phát triển tốt thì công ty cũng nên có các chương trình tạo động lực để phát triển hơn nữa những ưu thế sẵn có này.

Cách xác định thị phần tăng trưởng

Sử dụng ma trận BCG (Boston)

Vì thị trường luôn có sự thay đổi nên những người làm chủ doanh nghiệp cần phải thường xuyên xác định thị phần của công ty mình, đặc biệt là thị phần tăng trưởng. Để đánh giá đúng phần số liệu này của doanh nghiệp, các nhà quản lý chiến lược thường sử dụng Ma trận BCG (hay còn gọi ma trận Boston). Trong đó, trục tung là để chỉ sự tăng trưởng về doanh số hay sản lượng và trục hoành dùng để nói về thị phần.

Thị phần

Sử dụng ma trận BCG để xác định thị phần tăng trưởng

Ma trận BCG được chia thành 4 phần bao gồm ô Ngôi sao,ô Dấu chấm hỏi, ô Bò sữa và ô Chó mực. Cụ thể như sau:

  • Ô Ngôi sao: Đây là nhóm sản phẩm đang được thị trường chào đón tích cực và phát triển mạnh mẽ. Ở nhóm này, để có thể tăng tốc chiếm lĩnh thị trường và mang về hiệu quả cũng như lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư và tập trung nguồn lực tối đa vào các hoạt động tiếp thị.
  • Ô Dấu hỏi: Đây là nhóm sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường. Thông thường, nhóm này sẽ có tiềm năng phát triển mạnh nhưng thị phần sở hữu còn khiêm tốn và chưa có chỗ đứng trên thị trường. Lúc bấy giờ, doanh nghiệp cần có các chiến lược thăm dò thị trường để phân tích phản ứng của khách hàng đối với nhóm sản phẩm này. Nếu sản phẩm nhận được tín hiệu tốt thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động marketing và cho vào chúng nhóm Ngôi sao để phát triển. Còn nếu sản phẩm không bán được thì để chúng vào nhóm Chó mực để loại bỏ .

Xem thêm: A/B Testing là gì? 15 bước cho thử nghiệm phân tách hoàn hảo

  • Ô Bò sữa: Đây là nhóm sản phẩm khó có thể phát triển tiếp trên thị trường, tuy nhiên nó vẫn còn thị phần và có thể mang lại một nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ cần duy trì nhóm sản phẩm này ở mức độ vừa phải và tránh để mất thị phần vào tay đối thủ.
  • Ô Chó mực: Đây là nhóm sản phẩm không mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Với nhóm này, doanh nghiệp không nên đầu tư bất kỳ ngân sách quảng cáo, tài chính… nào mà nên loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh tổn thất các chi phí không cần thiết như tồn kho, bảo quản, quản lý, kiểm kê, đối soát… gây ảnh hưởng đến tiền đầu tư và chi tiêu của doanh nghiệp.

Với cách xác định thị phần theo ma trận BCG, doanh nghiệp có thể quan sát được tình trạng phát triển cũng như thực trạng của các dòng sản phẩm đã tung ra trên thị trường, từ đó đi đến các quyết định về việc thực hiện chiến lược và định hướng phát triển cho công ty.

Sử dụng công thức tính thị phần

Ngoài ma trận BCG, doanh nghiệp có thể sử dụng những công thức tính để xác định được số thị phần mà công ty đang nắm giữ.

Có thể xác định thị phần của doanh nghiệp theo hai công thức sau:

  • Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường
  • Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng số sản phẩm tiêu thụ trên toàn bộ thị trường

Ngoài ra, còn có thể tính được thị phần tương đối theo hai công thức:

  • Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số thu được của đối thủ cạnh tranh thu trên thị trường
  • Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Làm thế nào để gia tăng thị phần?

Việc chiếm lĩnh nhiều thị phần có thể giúp doanh nghiệp tăng quy mô cho hoạt động kinh doanh và cải thiện lợi nhuận cho công ty. Ngược lại, khi số liệu giảm thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, từ đó dẫn đến việc bị hạ thấp trên thị trường và không mang được lợi nhuận về cho công ty. Và đây cũng chính là lý do mà các doanh nghiệp đều tìm đủ mọi cách khác nhau để gia tăng thị phần của mình. 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng là một trong những yếu tố có thể hỗ trợ cho công tác gia tăng thị phần của doanh nghiệp. Việc đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp và nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm sẽ làm họ cảm thấy hài lòng hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, mỗi khi có dòng sản phẩm hoặc dịch vụ nào mới được tung ra thị trường, đây sẽ là nhóm khách hàng đầu tiên quay lại ủng hộ và mua hàng cho doanh nghiệp.

Thị phần

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần

Xây dựng chính sách giá cạnh tranh

Đây là giải pháp có thể thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả, từ đó có thể tăng trưởng được thị phần. Tuy nhiên, để có để đưa ra được chính sách giá phù hợp, doanh nghiệp cần phải xem xét đến các yếu tố như thị trường mục tiêu, chi phí sản xuất, thương hiệu, đối thủ hay chất lượng sản phẩm…

Đa dạng các hình thức tiếp thị

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi thị phần gia tăng sẽ kéo theo các hoạt động mở rộng kênh phân phối, truyền thông và các phương pháp quảng bá.Vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức tiếp thị là một điều vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh phân phối như bán hàng online, siêu thị, đại lý… và có thể mở rộng thêm các hình thức tiếp thị khác như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội…

Cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm/dịch vụ

Cải thiện chất lượng hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới có tính năng ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh chính là cách hữu hiệu nhất để thu được nhiều thị phần. Tuy nhiên, cách này cũng làm tốn kém rất nhiều chi phí và có thể tiềm ẩn không ít rủi ro. Vậy nên, để hạn chế thấp nhất các rủi ro, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường và các đối thủ cạnh tranh trước khi bắt tay vào việc thực hiện cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm/dịch vụ.

Mua lại thị phần từ đối thủ

Mua lại từ công ty đối thủ là giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần nhanh nhất hiện nay. Phương thức này không những giúp doanh nghiệp có được lượng khách hàng từ công ty đối thủ, mà nó còn làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, thị phần của doanh nghiệp sẽ được phát triển và đảm bảo hơn. 

Thị phần

Mua lại từ công ty đối thủ là cách nhanh nhất để doanh nghiệp gia tăng thị phần

Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn sử dụng hình thức này thì cần phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn cũng như có những sự tính toán hợp lý và phù hợp.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Thị phần mà ACCESSTRADE muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích và có thể giúp bạn ứng dụng được vào công việc của mình. Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm về những kiến thức bổ ích và thú vị khác, bạn có thể truy cập ngay TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


sự kiện eom boost

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x