Workshop là cụm từ đang dần trở nên rất phổ biến rộng rãi và bạn chẳn hẳn đã một lần được nghe mọi người xung quanh của mình đề cập đến “buổi workshop”. Nhưng cho đến hiện tại định nghĩa workshop là gì vẫn chưa được thống nhất và được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Workshop là gì?
Workshop là gì? Hiểu theo cách đơn giản đây là chuỗi hoạt động trong cuộc hội thảo hay giao lưu giữa những người có chung một mối quan tâm về chủ đề nào đấy. Nhằm để mọi người chia sẻ, trao đổi, học hỏi thêm những kinh nghiệm kỹ năng hay trau dồi thêm vốn hiểu biết của bản thân.
Để buổi workshop được diễn ra cần có hai thành phần bắt buộc đó là diễn giả và người tham gia. Và trọng một buổi workshop có thể có một hoặc nhiều diễn giả tham gia, họ là một chuyên gia, diễn thuyết về một chủ đề, lĩnh vực nhất định nào đó.
Số lượng người tham gia workshop sẽ được giới hạn và trung bình mỗi buổi như vậy thường kéo dài từ 2 đến 4 giờ. Chủ đề workshop thường được mọi người cùng quan tâm, thu hút nhiều người tham gia. Các diễn giả sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến người tham gia, làm sáng tỏ chủ đề được thảo luận.
Lợi ích khi tổ chức workshop
Không tự nhiên mà các buổi workshop thường được tổ chức đến như vậy, cùng ACCESSTRADE tìm hiểu xem lợi khi của những buổi workshop là gì.
Phát huy kỹ năng làm việc nhóm
Những buổi workshop diễn ra rất sôi động, không chỉ có lắng nghe mà còn có thực hành.Chính vì vậy, bạn hãy tiếp xúc và làm việc nhóm với nhiều thành viên chưa hề quen biết và cùng họ thực hiện thật xuất sắc các hoạt động của buổi workshop. Đây được coi là hình thức giao tiếp hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc.
Tăng khả năng tư duy, sáng tạo
Hoạt động chỉ gói gọn trong thời gian ngắn, buổi workshop cũng giống như không gian được thu nhỏ của một khán phòng để thúc đẩy khả năng tư duy của từng người. Trong điều kiện hạn chế ở nhiều phương diện, mọi người cần tập trung tối đa và nghiêm túc để phát triển khả năng là làm việc dưới sức ép trong quãng thời gian ngắn ngủi.
Kênh quảng cáo thương hiệu vừa tiết kiệm vừa hiệu quả
Hiểu được workshop là gì thì so với kế hoạch Marketing, tổ chức workshop sẽ tiết kiệm kinh phí hơn khá nhiều, đây được xem là một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một chương trình workshop có khá đông người có quan tâm và thực sự chú ý tới lĩnh vực tham gia, do vậy cơ hội nhắm vào được đối tượng mục tiêu là rất cao.
Qua đây, có thể khẳng định hiệu quả đem đến của workshop cao hơn rất nhiều nếu so với Marketing thông thường.
Các hoạt động workshop tại Việt Nam
Mặc dù workshop là gì không thực sự thông dụng ở Việt Nam, tuy nhiên chúng ta thấy các buổi workshop càng ngày càng đa dạng. Bạn có thể tìm thấy những buổi workshop trong nhiều lĩnh vực như: Tài chính, Marketing, Thiết kế, Giải Trí,…
Mỗi khi có xuất hiện những dự án mới hay các chủ đề nổi bật thì buổi workshop sẽ diễn ra với mục tiêu thảo luận và thử thách cũng như lắng nghe ý kiến nhiều hơn.
Một số hình thức workshop phổ biến hiện nay
Workshop chia sẻ kiến thức
Hình thức chia sẻ kiến thức này rất thông dụng và thuận tiện trong khâu tổ chức. Quy mô từ vài chục đến vài trăm người kéo dài khoảng 3 đến 4 tiếng tuỳ thuộc nơi tổ chức. Đối với workshop chia sẻ kiến thức, có thể tổ chức dưới dạng một giảng viên hay diễn giả sẽ chia sẻ các thông tin kiến thức chuyên sâu về ngành nghề.
Sau đó, 1 phần 3 khoảng thời lượng còn lại của talkshow sẽ sử dụng để khách mời cùng chuyên viên giải đáp các thắc mắc. Những lần workshop như vậy, người tham gia sẽ thu nhận nhiều thêm các kiến thức mới và cả kỹ năng.
Workshop thiên về thực hành
Buổi workshop này thường được thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp và được coi như buổi bồi dưỡng để nâng cao năng lực nhân sự.
Tại buổi workshop này, người tham gia được lắng nghe trao đổi kinh nghiệm trực tiếp từ các diễn giả và cũng được thực tập ngay để giúp buổi workshop được diễn ra thành công.Người tham dự chủ yếu là nhóm người yêu cầu nâng cao kỹ năng.
Workshop với mục đích Marketing
Buổi workshop được diễn ra với mục đích giới thiệu thương hiệu hay sản phẩm mới và luôn có quy mô tham gia đông nhất lên đến hàng trăm người. Mọi công việc được tổ chức hết sức tỉ mỉ và kỹ lưỡng với mong muốn người tham dự biết đến sản phẩm nhiều nhất có thể.
Buổi workshop với mục đích marketing còn có sự tham gia của nhiều nhãn hàng và còn mới đến các chuyên gia để những người tham gia được tư vấn rõ hơn về về sản phẩm. Mong muốn truyền đạt thông tin từ nhãn hàng đến người tham dự một cách hiệu quả nhất.
Các bước triển khai workshop thành công
Chuẩn bị
Trước hết, cần xác lập được mục đích cụ thể và kết quả cuối cùng cho buổi workshop là gì. Để đưa ra chiến lược chi tiết, kế hoạch của chương trình về nội dung và các hoạt động diễn ra.
Trong trường hợp có khách mời tham gia, cần chuẩn bị một kịch bản chương trình gửi trước cho họ. Không chỉ để các khách mời nắm được nội dung chương trình biểu diễn, mà còn đưa chương trình phát triển đúng hướng kế hoạch.
Khi đã có được mục đích cho buổi workshop, các đơn vị tổ chức sẽ đưa ra danh sách các đối tượng tham dự để có thể dễ dàng tiếp xúc hơn với họ. Bên cạnh đấy, các nhân tố bên ngoài cần được xem xét đến: Lựa chọn địa điểm tổ chức – đưa ra danh sách người tham dự, trang thiết bị và những phương tiện hỗ trợ cho buổi workshop.
Xác định vai trò của những thành phần tham dự
Trong quá trình diễn ra buổi workshop, các thành viên ban tổ chức sẽ có vai trò và nhiệm vụ riêng biệt. Việc phân chia này, khiến cho các cá nhân nắm rõ hơn về chương trình và có thể tổng kết được thành quả của buổi workshop. Tăng cường hiệu suất công việc đồng thời cũng thể hiện tính chuyên nghiệp của chương trình.
Người điều phối (Facilitator): Người này có nhiệm vụ giám sát và chỉ đạo mọi công việc để giúp buổi workshop diễn ra theo đúng tiến độ. Theo dõi và giúp đỡ các bộ phận khác, tạo cơ hội đưa những phản hồi của khán giả đến diễn giả nhanh chóng và kịp thời.
Người ghi chép (Note-taker): Công việc của người ghi chép là viết về các nội dung và sự kiện được diễn ra xuyên suốt buổi workshop. Những phản hồi từ độc giả về những vấn đề được trả lời bởi chuyên gia hay các mục tiêu chưa triển khai thực cũng phải được ghi nhận và sẽ được công bố ngay khi kết thúc chương trình.
Người giám sát thời gian (Timekeeper) : Nhiệm vụ của Timekeeper chủ yếu liên quan đến những vấn đề thời gian như sắp xếp một số hoạt động để đảm bảo đúng tiến độ chương trình đã được đưa sẵn trong kế hoạch.
Đồng thời, nếu có sự thay đổi trong suốt chương trình thì Timekeeper phải điều chỉnh những hạng mục của chương trình một cách hợp lý.
Người tham dự (Participant): Đây là nhóm người trực tiếp tham dự các buổi workshop, là người có những đánh giá và nêu nên một số quan điểm riêng. Họ cũng là những người góp phần tạo nên sự thành công của buổi workshop. Và mục tiêu của người tham dự là tìm kiếm các thông tin, kỹ năng và kiến thức từ diễn giả.
Tiến hành theo dự kiến
Người điều phối sẽ mở đầu buổi workshop với các lời chào hỏi và giới thiệu để dẫn dắt đến chủ đề chính. Sau đó là màn liệt kê khoảng thời gian sẽ diễn ra các sự kiện xuyên suốt buổi workshop. Đồng thời sẽ nói rõ mục tiêu và kỳ vọng của chương trình.
Đối với mỗi người tham gia, hãy lắng nghe và tiếp thu những phát biểu của diễn giả, mạnh dạn nêu lên các quan điểm phản biện giúp buổi workshop trở nên thành công hơn nữa.
Tổng kết và rút kinh nghiệm
Cuối buổi workshop, người điều phối sẽ tổng kết lại hoạt động chương trình. Hoàn thành các hạng mục giải đáp thắc mắc và các thông tin ghi nhận được trong lúc buổi workshop diễn ra, kiểm tra các tài liệu và gửi đến người tham dự.
Để tổ chức workshop thành công cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Nghiên cứu nơi tổ chức workshop
Cần lựa chọn không gian, địa điểm phù hợp với chủ đề của buổi workshop. Ngoài ra, không gian cần đủ rộng và thoáng để người tham gia thoải mái có như vậy họ mới có thể tập trung vào buổi workshop.
Tôn trọng quan điểm, nhận xét của nhau
Buổi workshop là cơ hội để nhiều người gặp mặt chia sẻ, học hỏi. Nhưng mỗi người một quan điểm và không có sự nhận định đúng và sai, do đó tất cả các ý kiến tranh luận cần được lắng nghe.
Thảo luận trên tiêu chí chia sẻ và học hỏi
Buổi workshop được xây dựng dựa trên sự chia sẻ kinh nghiệm của nhiều người trong cùng lĩnh vực, nên mọi người đến tham dự học hỏi những điều mới không chỉ từ diễn giả mà còn cả những người khác.
Ưu tiên thảo luận các chủ đề chính
Mỗi buổi workshop thường diễn ra trong một khung thời gian cố định. Vì vậy, bạn không nên để lãng phí thời gian học hỏi đó vào các chủ đề ngoài lề.
Thảo luận trong khoảng thời gian quy định
Trong buổi workshop, có quá nhiều nội dung được trình bày hoặc được chia sẻ bởi các vị khách mời. Thế nên, bạn cần tập trung và chỉ nên thảo luận với những người khác trong khoảng thời gian quy định.
Không công kích, chế giễu hay thể hiện thái độ tiêu cực
Dựa trên cơ sở học hỏi và chọn lọc thông tin nên có khá nhiều kiến thức bổ ích được nhắc đến. Bạn nên trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết và phù hợp, đừng bày tỏ thái độ với các kiến thức không phù hợp với bản thân.
Cần có sự tổng kết và đi đến đồng thuận cuối cùng
Nhằm thực hiện được buổi workshop thành công rực rỡ, mọi người cần được trả lời các thắc mắc liên quan tới chủ đề. Trước khi kết thúc chương trình, cần phải có sự thống nhất những kiến thức của mỗi người nhằm hoàn thành được mục tiêu đặt ra.
Một số ví dụ về workshop ở Việt Nam
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm workshop là gì thì dưới đây là một số buổi workshop thành công ở Việt Nam bạn nên biết qua.
Vẽ tranh thư giãn – Workshop được tổ chức ở Hà Nội. Địa chỉ nằm ở Couchsurfing Café – Số 103A/2, Tập thể viện Mác Lênin, Ngõ 84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Nếu là người yêu thích nghệ thuật, chắc chắn bạn không nên bỏ qua buổi workshop vẽ tranh thư giãn này. Tổ chức trong một không gian đậm chất nghệ thuật, bạn sẽ đánh thức được khả năng hội họa bên trong mình, tìm thấy cảm hứng sáng tạo dù trước đây chưa từng cầm cọ vẽ trước đây.
Học làm gốm – buổi workshop diễn ra tại Hà Nội. Địa chỉ nằm ở Authentic Bát Tràng – 62 Hàng Hòm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Là người yêu thích gốm sứ nhưng chưa có cơ hội trải nghiệm, bạn còn chờ gì nữa mà không đến ngay với workshop học làm gốm tại Hà Nội. Tại đây, bạn có thể học hỏi được những kiến thức cơ bản, các quy trình làm ra một sản phẩm bằng gốm. Và còn được bắt tay ngay vào thực hành để tự làm ra sản phẩm cho riêng mình.
Workshop “Content Marketing – Bí mật của thành công” tại FPT Polytechnic là buổi workshop do Cao đẳng FPT Polytechnic chia sẻ về kiến thức liên quan đến lĩnh vực Content Marketing. Với sự tham gia của các giảng viên hàng đầu, bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về lĩnh vực đang làm mưa làm gió trên thị trường này.
Lời kết
Workshop đã rất phổ biến trên thế giới như có lẽ tại Việt Nam thì còn hơi mới mẻ. Tuy nhiên, nếu các nhà kinh doanh biết các tận dụng tối đa hình thức này sẽ mang đến lợi nhuận không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Không chỉ mạng lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà những người tham gia workshop cũng học hỏi thêm nhiều điều thú vị.
Hy vọng những gì Accesstrade Việt Nam chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về workshop là gì. Chúc bạn có thể vận dụng những kiến thức trên và xây dựng được một buổi workshop thật thành công nhé.