Bộ nhận diện thương hiệu: Bật mí 8 yếu tố giúp bản thiết kế thu hút hơn

Bộ nhận diện thương hiệu được ví như “bản giới thiệu” hoàn chỉnh nhất của một doanh nghiệp và là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó, khách hàng sẽ có ấn tượng và dễ dàng nhận biết đến thương hiệu hơn. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Đâu là những yếu tố cần có để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu thu hút? Cùng ACCESSTRADE đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những yếu tố hữu hình của doanh nghiệp như tên gọi, logo, tagline/slogan, màu sắc đại diện, hồ sơ nhân lực, tài liệu Marketing (hay Digital Marketing)… Các yếu tố này sẽ kết hợp với nhau để tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời để khách hàng dễ dàng nhận diện tính cách doanh nghiệp cũng như phân biệt được thương hiệu của bạn với hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hoạt động.

Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện thương hiệu là phải có sự liên kết, thiết kế đồng bộ và nhất quán để mang đến hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ nhận diện thương hiệu cũng cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục và không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ hay Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu phải được thiết kế đồng bộ và có sự liên kết với nhau

Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng bản sắc thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu là một phần trong quản trị thương hiệu, đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng, đồng thời truyền tải được thông điệp và văn hoá của công ty tới khách hàng và đối tác. Với hai đối tượng này thì nét đặc trưng về logo hoặc slogan/tagline thường sẽ là những điều làm họ nhớ đến thương hiệu và giúp doanh nghiệp của bạn chiếm ưu thế hơn trong tâm trí của họ.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Tagline và Slogan? 6 bước để xây dựng một Tagline thật ấn tượng

Tạo tâm lý tin tưởng: Thông qua việc truyền tải thông điệp, giá trị sản phẩm về mặt lý tính (mẫu mã đẹp, chất lượng tốt…) và cảm tính (sự khác biệt, tính chuyên nghiệp, đẳng cấp…), bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo tâm lý tin tưởng và kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng.

Phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi: Bộ nhận diện thương hiệu chất lượng sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho sự sáng tạo về ý tưởng quảng cáo, đóng góp rất lớn trong việc phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi, thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

10 yếu tố để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu thu hút

1. Tên thương hiệu (Brand Name)

Tên thương hiệu chính là lời chào đầu tiên của doanh nghiệp đến với khách hàng, và thường là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất khi nói về thương hiệu. Một cái tên hay không chỉ dễ nhớ, dễ phát âm mà còn phải truyền tải được giá trị cốt lõi và định vị của doanh nghiệp. Để có một tên thương hiệu hay cần đảm bảo các yếu tố: dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết, có ý nghĩa, liên quan đến lĩnh vực hoạt động, có khả năng đăng ký bảo hộ, và không gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Bên cạnh đó, tên thương hiệu nên ngắn gọn, súc tích, tối đa là 4 âm tiết.

Ví dụ: Tên thương hiệu “Apple” vừa ngắn gọn, dễ nhớ, vừa gợi liên tưởng đến sự sáng tạo và đổi mới. Ngược lại, hãy tưởng tượng một cái tên dài dòng, khó phát âm, chắc chắn sẽ khiến khách hàng “ngại” nhớ đến thương hiệu của bạn.

2. Slogan/Tagline

Slogan/Tagline đóng vai trò như một “lời tuyên ngôn” ngắn gọn, súc tích, thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn, hoặc giá trị cốt lõi của thương hiệu. Đây chính là “khẩu quyết” giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Slogan và Tagline tuy có sự khác biệt, nhưng đều cần đảm bảo các yếu tố: ngắn gọn, dễ hiểu, ấn tượng, và có khả năng tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng.

Ví dụ: “Just Do It” của Nike là một trong những slogan nổi tiếng nhất thế giới, truyền cảm hứng về tinh thần thể thao và ý chí quyết tâm. “Connecting People” của Nokia từng giúp hãng điện thoại này thống lĩnh thị trường với thông điệp kết nối mọi người. Hãy dành thời gian để sáng tạo một Slogan/Tagline thực sự “chất” và có khả năng lan tỏa, vì nó sẽ là “vũ khí lợi hại” giúp thương hiệu của bạn in sâu vào tâm trí khách hàng.  

3. Màu sắc và thiết kế logo

Một logo ấn tượng cần phải hội tụ đủ các yếu tố: đơn giản, dễ nhớ, độc đáo, có ý nghĩa, và thể hiện được cá tính của thương hiệu. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thiết kế và sử dụng một Logo chính khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Do đó, việc lựa chọn màu sắc cho logo cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nghiên cứu tâm lý học màu sắc, văn hoá và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên có những phiên bản logo thay thế để có thể sử dụng trong nhiều trường khác nhau. Một số phiên bản logo khác để thay thế như:

  • Logo màu thay thế
  • Logo đen trắng
  • Logo ngang
  • Logo dọc
  • Logo hình vuông

Bộ nhận diện thương hiệu

Nên có nhiều phiên bản logo thay thế để sử dụng được trong nhiều trường hợp

4. Hệ thống nhận diện tại văn phòng

Hệ thống nhận diện tại văn phòng bao gồm những yếu tố như Logo, Name Card, con dấu, bì thư, thẻ nhân viên, đồng phục… để khách hàng và đối tác có thể thấy được sự đồng bộ, nhất quán và chỉn chu trong phong thái làm việc của doanh nghiệp.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ấn tượng với khách hàng và đối tác, hệ thống nhận diện văn phòng còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Hãy tưởng tượng bạn bước vào một văn phòng với logo, màu sắc, đồng phục… được thiết kế đồng bộ và chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tin tưởng và muốn hợp tác với doanh nghiệp đó hơn.

Hơn thế nữa, một môi trường làm việc chuyên nghiệp, mang đậm dấu ấn thương hiệu sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên, giúp họ cảm thấy tự hào và gắn kết hơn với công ty, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Đầu tư vào hệ thống nhận diện văn phòng chính là đầu tư vào hình ảnh chuyên nghiệp và trải nghiệm nhân viên của doanh nghiệp.

5. Hệ thống nhận diện tại điểm bán (POSM)

POSM (Point Of Sales Material) dùng để chỉ bộ nhận diện thương hiệu tại điểm bán, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bảng hiệu, phông nền, backdrop, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày… tại các triển lãm hoặc hội chợ thương mại, nhằm thể hiện đặc tính và giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu. 

Hệ thống nhận diện tại điểm bán được đánh giá là giải pháp quảng cáo trực quan nhất để tạo ấn tượng ban đầu với người dùng, thu hút người dùng đến với điểm bán và phần nào thay đổi quyết định chỉ ghé xem ban đầu thành mua sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí quảng cáo cho bộ nhận diện thương hiệu POSM cũng không quá lớn, phù hợp để sử dụng cho việc quảng cáo trực tiếp và rộng rãi các sản phẩm của doanh nghiệp.

6. Phương tiện truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ giúp đưa hình ảnh và bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách tự nhiên và gần gũi. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể truyền tải thông điệp của các sản phẩm và chiến dịch đến đối tượng mục tiêu thông qua phương thức này.

Những hình ảnh trên các trang mạng xã hội khác nhau cũng cần phải có sự đồng nhất về màu sắc, logo, font chữ… mà doanh nghiệp đã quy định. Một số ví dụ như:

  • Ảnh bìa và ảnh hồ sơ trên Facebook
  • Hình ảnh hồ sơ trên Instagram
  • Ảnh tiêu đề và ảnh hồ sơ trên Twitter
  • Ảnh hồ sơ và ảnh hiển thị trên Pinterest
  • Ảnh bìa và ảnh hồ sơ trên Google+
  • Ảnh bìa và ảnh hồ sơ trên YouTube
  • Ảnh nền, ảnh hồ sơ, logo và banner trên LinkedIn
  • … 

Xem thêm: Top 8 phương tiện truyền thông đại chúng hot nhất 2022

7. Đồ hoạ trang web

Website là một trong những sản phẩm đồ họa tiêu biểu nhất để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường trực tuyến hoặc đang cung cấp một sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số. Website chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp trên internet, là nơi khách hàng tìm kiếm thông tin, trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ, và đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, đầu tư vào thiết kế website chuyên nghiệp, chuẩn SEO, thân thiện với người dùng là vô cùng quan trọng. Một website thu hút cần phải có bố cục rõ ràng, dễ điều hướng, tốc độ tải trang nhanh, và hiển thị tốt trên mọi thiết bị. Đặc biệt, giao diện website phải thể hiện được bản sắc thương hiệu thông qua màu sắc, logo, font chữ, hình ảnh…

Bộ nhận diện thương hiệu

Đồ hoạ trang web là một trong những yếu tố giúp bộ nhận diện thương hiệu thu hút khách hàng tốt hơn

Trang web của doanh nghiệp chính là nơi bộ nhận diện thương hiệu được thể hiện một cách đầy đủ, với các thành phần:

  • Tiêu đề sidebar
  • Liên kết sidebar
  • Banner
  • Hình ảnh đại diện của bài đăng trên blog
  • Hình ảnh các danh mục

Xem thêm: Tất tần tật về thiết kế Website – 3 điều cần thiết nhất để có một thiết kế Website chuyên nghiệp

8. Bao bì sản phẩm

Bao bì và nhãn mác sản phẩm là điểm tiếp xúc đầu tiên với khách hàng trên quầy kệ. Trong đó, có hơn 80% người tiêu dùng yêu thích những bao bì được thiết kế phù hợp, dễ nhìn và có tính thẩm mỹ. Việc mẫu mã, bao bì sản phẩm được thiết kế chuyên nghiệp, độc đáo và nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu không những làm tăng giá trị của sản phẩm hơn mà còn góp phần thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

Ngoài ra, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bằng cách thống nhất sử dụng bao bì sản phẩm còn giúp doanh nghiệp hạn chế được những bất cập của hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường. Một số thành phần khi thiết kế bao bì sản phẩm mà bạn có thể tham khảo:

  • Tem, nhãn dán trên sản phẩm
  • Phiếu bảo hành
  • Hướng dẫn sử dụng

9. Bộ nhận diện thương hiệu Marketing

Marketing là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc khéo léo lồng ghép bộ nhận diện thương hiệu vào các sản phẩm và công cụ Marketing là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm và sử dụng. Ngoài ra, trong kỷ nguyên phát triển gắn liền với công nghệ, các hoạt động marketing diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các thành phần bên dưới đây được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên để đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp:

  • Website thương hiệu
  • Website thương mại điện tử
  • App / Loyalty App
  • Landing Page
  • Nhận diện thương hiệu trên sàn TMĐT
  • Hệ thống thiết kế hình ảnh social
  • Hồ sơ năng lực (Bản in, Bản Digital)
  • Catalogue (giới thiệu danh mục sản phẩm)
  • Brochure (giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ)
  • Tờ rơi và tờ gấp
  • Âm thanh thương hiệu
  • Giọng điệu thương hiệu
  • Banner quảng cáo
  • Video giới thiệu doanh nghiệp/ Video quảng cáo

Xem thêm: Inbound Marketing là gì mà nhiều doanh nghiệp không thể bỏ qua trong chiến lược Marketing 2025?

10. Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hình ảnh thương hiệu tiếp cận với đông đảo công chúng một cách trực quan và sinh động. Từ những biển quảng cáo tấm lớn (billboard) trên đường cao tốc, đến bảng hiệu cửa hàng, hay những banner, poster tại các sự kiện, tất cả đều góp phần tạo nên “điểm chạm” thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ.

Một số thành phần trong bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời có thể kể đến như:

  • Băng rôn
  • Biển quảng cáo
  • Biển hiệu đại lý
  • Biển hiệu trước văn phòng
  • Biển hiệu công ty

Để phát huy tối đa hiệu quả của bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Vị trí: Lựa chọn vị trí đặt biển quảng cáo là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chiến dịch. Hãy ưu tiên những khu vực đông người qua lại, có tầm nhìn tốt, và phù hợp với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Thiết kế: Thiết kế cần đảm bảo tính thẩm mỹ, sự nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu, và đặc biệt là phải nổi bật, dễ nhìn, dễ đọc từ xa. Hãy sử dụng hình ảnh sắc nét, thông điệp ngắn gọn, súc tích, và màu sắc bắt mắt để thu hút sự chú ý của người đi đường.
  • Kích thước: Kích thước biển quảng cáo cần tương xứng với vị trí đặt và tầm nhìn của người xem. Một biển quảng cáo quá nhỏ sẽ khó thu hút sự chú ý, trong khi một biển quảng cáo quá lớn có thể gây phản cảm.
  • Chất liệu: Lựa chọn chất liệu bền đẹp, chịu được tác động của thời tiết, và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Pháp lý: Tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo ngoài trời, bao gồm xin giấy phép, đóng thuế, và đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Minh hoạ về một số thành phần thuộc bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời

Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Trước khi bắt tay vào thiết kế bộ nhận diện, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược thương hiệu rõ ràng, xác định giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn và đối tượng khách hàng mục tiêu. Bộ nhận diện thương hiệu chính là công cụ để hiện thực hóa chiến lược thương hiệu đó.

1. Xây dựng Chiến lược Thương hiệu

Đây là bước nền tảng, quyết định hướng đi và sự thành công của toàn bộ quá trình. Doanh nghiệp cần xác định rõ:

  • Tầm nhìn (Vision): Mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp muốn đạt được. Ví dụ: “Trở thành nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu khu vực.”
  • Sứ mệnh (Mission): Lý do tồn tại của doanh nghiệp và giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Ví dụ: “Cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp khách hàng tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.”
  • Giá trị cốt lõi (Core Values): Những nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp tuân theo. Ví dụ: “Chất lượng, Sáng tạo, Khách hàng là trên hết.”
  • Đối tượng mục tiêu (Target Audience): Phân tích chi tiết về khách hàng mục tiêu, bao gồm nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu và mong muốn.
  • Định vị thương hiệu (Brand Positioning): Xác định vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: “Thương hiệu công nghệ tiên phong, mang đến trải nghiệm đột phá.”
  • Tính cách thương hiệu (Brand Personality): Gán cho thương hiệu những đặc điểm tính cách như con người. Ví dụ: “Trẻ trung, năng động, sáng tạo, thân thiện.”

Việc xác định rõ các yếu tố này giúp định hình thông điệp, hình ảnh và giọng điệu của thương hiệu, tạo nền tảng vững chắc cho việc thiết kế bộ nhận diện.

2. Phân tích bức tranh toàn cảnh của thương hiệu

Vì bộ nhận diện thương hiệu chính là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp bước chân ra thị trường, nên đây là một bước quan trọng cần rất nhiều thời gian và phải nắm được chính xác từ chi tiết nhỏ nhất cho đến bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng chính mình, đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng sẽ giúp thương hiệu và đơn vị thiết kế tìm được định hướng rõ ràng, từ đó tạo ra bản thiết kế chính xác và đầy cảm hứng. Sau khi đã có chiến lược, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích:

  • Phân tích Thị trường: Nghiên cứu xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng, các cơ hội và thách thức.
  • Phân tích Đối thủ Cạnh tranh: Tìm hiểu về bộ nhận diện thương hiệu, chiến lược marketing, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Điều này giúp tạo ra sự khác biệt và tránh trùng lặp.
  • Phân tích Khách hàng Mục tiêu (sâu hơn): Hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích, thói quen và những gì họ mong đợi từ thương hiệu.

Kết quả phân tích này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để định hướng thiết kế, đảm bảo bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với thị trường và khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu

Phân tích từ chi tiết nhỏ nhất đến bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp để tìm ra định hướng chính xác và phù hợp cho bộ nhận diện thương hiệu

3. Lên concept sáng tạo và phác thảo thiết kế

Dựa trên chiến lược và phân tích, đơn vị thiết kế sẽ bắt đầu:

  • Brainstorming (Động não): Tạo ra nhiều ý tưởng thiết kế khác nhau, không giới hạn sự sáng tạo.
  • Phác thảo (Sketching): Hiện thực hóa các ý tưởng bằng bản phác thảo, tập trung vào logo, màu sắc, kiểu chữ và các yếu tố thị giác khác.
  • Xây dựng Mood board (Bảng tâm trạng): Tập hợp các hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ, họa tiết… thể hiện cảm xúc và phong cách mà thương hiệu muốn truyền tải.
  • Lựa chọn Concept: Thuyết trình các concept thiết kế cho doanh nghiệp lựa chọn.

Giai đoạn này rất quan trọng để đảm bảo ý tưởng thiết kế phù hợp với chiến lược và thể hiện được bản sắc thương hiệu.

4. Thiết kế các hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi concept được duyệt, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành thiết kế chi tiết các hạng mục, bao gồm:

  • Logo: Thiết kế logo chính và các biến thể (dọc, ngang, đen trắng…) để sử dụng trong các trường hợp khác nhau.
  • Bảng màu (Color Palette): Xác định màu sắc chủ đạo và màu sắc bổ trợ, đảm bảo tính nhất quán và hài hòa.
  • Kiểu chữ (Typography): Lựa chọn kiểu chữ phù hợp với phong cách thương hiệu và dễ đọc.
  • Hệ thống Nhận diện Văn phòng: Thiết kế danh thiếp, giấy tiêu đề, bì thư, chữ ký email…
  • Hệ thống Nhận diện Sản phẩm: Thiết kế bao bì, nhãn mác, tem nhãn…
  • Hệ thống Nhận diện Trực tuyến: Thiết kế giao diện website, hình ảnh trên mạng xã hội, template email…
  • Hệ thống Nhận diện Môi trường: Thiết kế biển hiệu, backdrop sự kiện, trang trí cửa hàng…
  • Brand Guideline (Sổ tay hướng dẫn thương hiệu): Tài liệu tổng hợp tất cả các quy định về việc sử dụng bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm logo, màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh…

Bộ nhận diện thương hiệu

Một số hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu

Một ví dụ điển hình là cách Apple đã làm với trái táo khuyết. Mỗi khi nhìn thấy chiếc điện thoại với biểu tượng này, hầu hết khách hàng đều sẽ nhận ra ngay đây là sản phẩm của Apple chứ không phải của thương hiệu nào khác.  

Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Khi đã có được bản thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay vào công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để tránh vấn đề vi phạm bản quyền hoặc bị sao chép ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nên tìm đến phương án bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Việc đăng ký bảo hộ không những là giải pháp an toàn để tung dự án ra thị trường mà nó còn thể hiện được tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của thương hiệu.

Theo dõi, đánh giá và lên kế hoạch cho tương lai

Sau khi các hạng mục được thiết kế, cần tiến hành:

  • Kiểm tra và Đánh giá: Đảm bảo tính nhất quán, thẩm mỹ và hiệu quả của bộ nhận diện trên các kênh khác nhau.
  • Thu thập Phản hồi: Lấy ý kiến từ nội bộ, khách hàng hoặc các chuyên gia để có cái nhìn khách quan.
  • Điều chỉnh và Hoàn thiện: Thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên phản hồi để hoàn thiện bộ nhận diện.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Tính nhất quán: Đảm bảo bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông và điểm tiếp xúc với khách hàng.
  • Tính thẩm mỹ: Thiết kế cần đẹp mắt, chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng.
  • Tính độc đáo: Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Tính ứng dụng: Thiết kế cần dễ dàng áp dụng trên nhiều nền tảng và chất liệu khác nhau.
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu: Để tránh bị sao chép và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

XEM THÊM: Catalog là gì? Bí quyết thiết kế Catalog đẹp, chuyên nghiệp

KOC AMBASSADOR – TĂNG ĐỘ DIỆN BẰNG SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG 

KOC Ambassador là một trong những giải pháp cốt lõi của ECOM BOOST, giúp thương hiệu xây dựng mạng lưới đại sứ chất lượng từ những KOC uy tín. Giải pháp này không chỉ đơn thuần là quảng bá, mà còn tạo dựng niềm tin và khát khao sở hữu sản phẩm thông qua trải nghiệm chân thực của các KOC, những người gần gũi và có ảnh hưởng đến khách hàng.

có view là có tiền

KOC Ambassador giúp thương hiệu lan tỏa thông điệp một cách tự nhiên và chân thực trên các nền tảng mạng xã hội, từ đó nâng cao độ nhận diện thương hiệu mà vẫn giữ được tính gần gũi và kết nối với người tiêu dùng. Đặc biệt, với khả năng tạo ra nội dung độc đáo và hấp dẫn, KOC Ambassador mang lại ROI cao hơn 4-5 lần so với các phương pháp Influencer Marketing truyền thống.

Chương trình KOC Ambassador vận hành hiệu quả qua bốn bước:

  1. Tuyển dụng Ambassador: ACCESSTRADE kết nối các thương hiệu với KOLs và KOCs phù hợp, đảm bảo chất lượng và khả năng tiếp cận mục tiêu.
  2. Sáng tạo nội dung: Các Ambassador tạo ra nội dung theo yêu cầu thương hiệu và nhận thưởng dựa trên số lượt xem video của họ.
  3. Chiến dịch đồng bộ: ACCESSTRADE phối hợp với thương hiệu để triển khai chiến dịch truyền thông, cùng với việc đào tạo và tìm kiếm Ambassador phù hợp nhất.
  4. Theo dõi và Vinh danh: ACCESSTRADE kiểm tra và vinh danh những Ambassador xuất sắc nhất trong từng kỳ, đảm bảo sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực của họ.

Với KOC Ambassador, các thương hiệu không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng ra thị trường quốc tế, tạo nên sức cạnh tranh bền vững trong môi trường kỹ thuật số không ngừng thay đổi. Hãy để ACCESSTRADE đồng hành cùng bạn trên con đường tăng trưởng thương hiệu!

Lời kết

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là một quá trình đầu tư nghiêm túc và dài hạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đơn vị thiết kế. Một bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế chuyên nghiệp và nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ, thu hút khách hàng và đạt được thành công bền vững. Doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị thiết kế uy tín, có kinh nghiệm và am hiểu về chiến lược thương hiệu để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Sau khi triển khai, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi, đánh giá và cập nhật bộ nhận diện thương hiệu để đảm bảo tính phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp và xu hướng thị trường.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về thị trường, xu hướng hiện tại để ứng dụng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho phù hợp với doanh nghiệp của mình thông qua bộ tài liệu Ebook Global Summit 2024 dành cho các doanh nghiệp Social & Ecommerce tại đường link dưới đây.

TẢI NGAY EBOOK GLOBAL SUMMIT 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x