Brand Awareness là gì? Làm thế nào để nâng cao độ nhận diện thương hiệu cho các nhãn hàng

Awareness marketing digital là một trong những lĩnh vực marketing trọng điểm của doanh nghiệp. Một thương hiệu muốn có chỗ đứng trên thị trường và phát triển vượt bậc trong tương lai không thể không xây dựng Brand Awareness. Brand Awareness là gì? Làm thế nào để nâng cao độ nhận diện thương hiệu cho các nhãn hàng từ các chiến lược Brand Awareness? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong phần chia sẻ ngay dưới đây.

Brand-awareness-la-gi
Brand awareness là gì

Brand Awareness – Thành tố không thể thiếu trong bất kỳ thị trường nào

Bất cứ doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh đều phải xây dựng được kế hoạch Brand Awareness hiệu quả. Vậy brand awareness là gì?

Định nghĩa Brand Awareness 

Brand Awareness (nhận thức thương hiệu) là thuật ngữ sử dụng để chỉ về độ nhận biết thương hiệu của các khách hàng khi nhìn thấy sản phẩm/dịch vụ nào đó. 

Trong marketing thương hiệu, Brand Awareness khác Awareness và brand recognition. Vậy Awareness là gì? Awareness là sự nhận thức của người dùng về một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó. Nghĩa là họ chỉ biết về sản phẩm, dịch vụ chung mà không biết tới thương hiệu sau đó là ai. Còn brand awareness là mức độ nhận biết của người tiêu, khi họ nhìn thấy sản phẩm/dịch vụ bất kỳ họ sẽ nhận ra đây là sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu nào. 

Brand-Awareness-la-su-nhan-thuc-thuong-hieu-cua-khach-hang
Brand Awareness là sự nhận thức thương hiệu của khách hàng

Brand recognition (nhận diện thương hiệu) là khả năng nhận ra thương hiệu từ logo, tên gọi hoặc yếu tố đặc trưng của thương hiệu. Chẳng hạn như khi người ta nhìn thấy logo của Nike hoặc thông điệp “Just do ít” họ sẽ nhanh chóng nhận ra đây là thương hiệu giày dép và đồ thể thao hàng đầu thế giới. 

Trong các chiến dịch đẩy mạnh truyền thông thương hiệu, brand recognition là giai đoạn đầu để phát triển brand awareness. Các doanh nghiệp sử dụng bộ nhận diện thương hiệu từ logo, màu sắc, thông điệp để khách hàng biết. Sau đó phát triển xây dựng thêm các chiến dịch brand awareness để khách hàng nhận thức thêm về thương hiệu và đưa ra các quyết định mua hàng. 

Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp và các nhãn hàng hiện nay

Awareness brand đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và các nhãn hàng:

  • Nhận diện thương hiệu thành công sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá, xây dựng thương hiệu bền vững trên thị trường
  • Tăng độ nhận diện sẽ giúp tạo sự liên tưởng (brand association) tốt hơn với khách hàng. Chẳng hạn như chỉ cần nhìn vào 1 đoạn thông điệp quảng cáo, 1 nhân vật đại diện nào đó khách hàng sẽ lập tức nhớ tới thương hiệu của bạn. 

Brand Awareness tạo nên giá trị thương hiệu (brand equity). Số lượng khách hàng nhận biết thương hiệu tích cực, trải nghiệm thương hiệu hài lòng sẽ làm tăng giá trị thương hiệu. Đồng thời tạo điểm cách biệt với các thương hiệu khác trong cùng phân khúc sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh.

Brand-Awareness-thanh-cong-giup-thuong-hieu-phat-trien-ben-vung-o-hien-tai-va-tuong-lai
Brand Awareness thành công giúp thương hiệu phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai
  • Gia tăng niềm tin thương hiệu cho các khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng trung thành dài lâu. Khi khách hàng đã có niềm tin với thương hiệu của bạn thì họ sẵn sàng mua đi mua lại sản phẩm đó mà không cần suy nghĩ trước khi mua. 
  • Dễ dàng phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường. Vì khi khách hàng nhận diện thương hiệu tốt thì các sản phẩm mới cũng tốt. Sản phẩm mới sẽ đem lại giá trị nhất định cho khách hàng khi sử dụng và họ sẵn sàng mua trải nghiệm thử.   

Xem thêm: Hiểu về Branding – Công thức “5 bước” giúp doanh nghiệp của bạn luôn hiện hữu trong tâm trí khách hàng

Có nhiều hơn 1 loại Brand Awareness mà bạn chưa biết

Trong xây dựng thương hiệu, ngoài Brand Awareness các doanh nghiệp cần quan tâm thêm các chỉ số Aided Awareness, Unaided Awareness và Top of mind Awareness. 

Aided Awareness

Với những thương hiệu mới, Aided Awareness (nhận diện thương hiệu khi có sự gợi nhắc) là chỉ số quan trọng. Đây là chỉ số thể hiện về mức độ người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu của bạn giữa danh sách các sản phẩm được liệt kê cụ thể. Nói cách khác, khi nhắc tới 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể, khách hàng có nhớ tới thương hiệu của bạn hay không. Nếu thương hiệu của bạn được nhắc tới thì đó chính là sự thành công của Aided Awareness. 

Chẳng hạn, doanh nghiệp của bạn đang khảo sát thị trường nước giải khát, bạn đưa ra danh sách các thương hiệu đồ uống nổi tiếng gồm Coca – cola, Pepsi, Sprite. Và bạn sẽ đặt câu hỏi với khách hàng của mình là “Trong các thương hiệu nước giải khát dưới đây bạn đã từng nghe nói tới thương hiệu nào?” Nếu người khảo sát trả lời Coca – cola thì đó là sự thành công của Aided Awareness đối với thương hiệu Coca – cola. 

Kết quả của Aided Awareness sẽ giúp các doanh nghiệp non trẻ đánh giá được mức độ tiếp cận của chiến dịch marketing và quảng cáo. Đồng thời nắm được kết quả so sánh giữa thương hiệu của mình và các đối thủ khác trên thị trường. Qua phân tích chỉ số Aided Awareness, doanh nghiệp sẽ xác định được tệp khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn. Từ đó có thể điều chỉnh chiến lược marketing gia tăng hiệu quả chuyển đổi, tăng cường nhận biết thương hiệu tốt hơn. 

Google-va-Yelp-rat-thanh-cong-trong-chien-dich-xay-dung-nhan-thuc-ve-thuong-hieu-
Google và Yelp rất thành công trong chiến dịch xây dựng nhận thức về thương hiệu

Unaided Awareness

Với những thương hiệu lâu năm cần quan tâm sâu hơn tới Unaided Awareness (Nhận diện thương hiệu không được gợi ý). Có nghĩa là không cần tới bất cứ gợi ý nào khách hàng đã chủ động nhắc tới thương hiệu của bạn. Chẳng hạn như trong cuộc khảo sát, bạn đặt câu hỏi “Hãy kể tên thương hiệu nước ngọt mà bạn biết”, khách hàng lập tức trả lời Coca – Cola hoặc Pepsi. 

Các doanh nghiệp có thể chủ động so sánh Unaided Awareness của mình với đối thủ cạnh tranh để xác định vị thế thương hiệu trên thị trường. Nếu Unaided Awareness giảm, đồng nghĩa với chiến lược marketing thương hiệu của doanh nghiệp đang có vấn đề và lập tức phải điều chỉnh. Một thương hiệu có Unaided Awareness cao sẽ có nhiều cơ hội mở rộng sang thị trường mới. 

Top of mind Awareness 

Top of mind là gì? Đây là mức độ người tiêu dùng sẽ nhớ ngay tới thương hiệu của bạn khi nhìn thấy sản phẩm cụ thể. Chẳng hạn như khi bạn muốn uống nước có ga bạn sẽ nghĩ ngay tới Coca – cola, nhắc tới loại bột giặt giá rẻ tốt nhất sẽ nghĩ ngay tới Omo, nhãn điện thoại thông minh được yêu thích nhất là Apple, công cụ tìm kiếm nhanh nhất là Google. Đây đều là những ví dụ điển hình của Top of mind Awareness trong từng ngành hàng cụ thể. 

Top of mind Awareness đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chiến lược marketing của thương hiệu. Một doanh nghiệp có Top of mind Awareness cao sẽ thường có tệp khách hàng cố định, họ sẽ không cần phải đầu tư nhiều vào quảng cáo để thu hút khách hàng. Đồng thời, vì có vị trí hàng đầu trong tâm trí khách hàng nên doanh nghiệp không cần lo ngại tới đối thủ cạnh tranh.

Top-of-mind-Awareness-la-muc-do-nhan-dien-thuong-hieu-thanh-cong-nhat-cua-nhan-hang
Top of mind Awareness là mức độ nhận diện thương hiệu thành công nhất của nhãn hàng

Các chiến lược xây dựng Brand Awareness

Để xây dựng brand awareness hiệu quả các doanh nghiệp cần có chiến thuật riêng, dưới đây là một vài tips cực hiệu quả bạn có thể tham khảo: 

Content Marketing

Yếu tố Content đóng vai trò quan trọng để xây dựng chiến lược brand awareness thành công. Các doanh nghiệp cần phải làm nổi bật giá trị riêng biệt của thương hiệu. Phải giải đáp được tất cả băn khoăn, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Khi nội dung mà bạn cung cấp có giá trị các khách hàng sẽ sẵn sàng tương tác trao đổi, bình luận, chia sẻ tích cực. Từ đó giúp thương hiệu phát triển mở rộng.

SEO

Khi bạn đã xây dựng được tiếp nội dung chất lượng hãy tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) để ra tăng thứ hạng từ khóa liên quan tới thương hiệu. Khi website của các bạn luôn nằm trong top đầu tìm kiếm thì chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ trở nên uy tín hơn. Từ đó giúp tăng hiệu quả nhận biết thương hiệu từ các khách hàng mới. SEO giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng mọi lúc mọi nơi Không giới hạn bởi không gian và cả thời gian. 

Social Media Marketing

Sự thành công của brand awareness rất cần tới social media marketing (SMM). Facebook, Instagram, Tiktok chính là những kênh truyền thông giúp nhãn hàng có thể đẩy mạnh chiến dịch nhận diện thương hiệu hiệu quả. Đây cũng là nơi trực tiếp kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Thông qua hoạt động trả lời bình luận, tin nhắn, giới thiệu các sự kiện,…sẽ giúp thương hiệu và khách hàng tăng sự gắn kết và củng cố lòng trung thành của khách hàng cực kỳ hiệu quả. 

Social-Media-Marketing-la-noi-ket-noi-thuong-hieu-va-khach-hang-tot-nhat
Social Media Marketing là nơi kết nối thương hiệu và khách hàng tốt nhất

Khi kết hợp SMM với các chiến lược marketing khác như SEO, email marketing và Influencer Marketing sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thông điệp của thương hiệu sẽ tiếp cận với nhiều người hơn.  

Email Marketing

Email Marketing là công cụ rất hiệu quả trong việc xây dựng và củng cố nhận diện thương hiệu. Email Marketing cho phép các doanh nghiệp có thể gửi thông điệp giá trị tới đúng đối tượng. Cách kết nối này sẽ tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đồng thời nâng cao vị thế của thương hiệu trên thị trường. 

Public Relation

Public Relation (quan hệ công chúng – PR) đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp tạo độ phủ nhận diện thương hiệu. Bằng cách tạo dựng những hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, đáng tin cậy và được công chúng yêu thích, PR giúp các doanh nghiệp có được mối quan hệ tích cực với công chúng.

Public-Relation-cuc-ky-quan-trong-trong-chien-dich-nhan-dien-thuong-hieu
Public Relation cực kỳ quan trọng trong chiến dịch nhận diện thương hiệu

Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hiệu quả nhận diện thương hiệu thông qua các bài báo, bài viết, phóng sự, truyền hình hoặc các sự kiện truyền thông. Tham gia các hội thảo, hội nghị, triển lãm, tài trợ độc quyền,…cũng tăng sự hiện diện của thương hiệu trước truyền thông. Và kết quả tất yếu là nhiều khách hàng sẽ tiếp cận được với thương hiệu của bạn và phát sinh tình yêu thương hiệu. 

Influencer Marketing

Chiến dịch brand awareness thành công rất cần tới sự xuất hiện của Influencer Marketing. Influencer là những người có tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định. Khi Influencer giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ lan tỏa trong cộng đồng và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Tuy nhiên để sử dụng Influencer Marketing thành công thì doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc chọn lựa Influencer phù hợp với hình ảnh và giá trị của thương hiệu. Một Influencer có độ uy tín, tin cậy cao sẽ tạo được những content review giá trị, giúp thương hiệu nổi bật trên thị trường và ghi dấu ấn trong lòng khách hàng. 

Để chiến dịch Brand Awareness hiệu quả nhất các thương hiệu cần phối kết hợp các chiến lược với nhau. Hãy tạo nội dung chất lượng (content marketing) có kết hợp với Influencer Marketing. Sau đó chia sẻ trên các kênh social media (social media marketing) và tối ưu hóa SEO đẩy mạnh khả năng tiếp cận. Cùng với đó có thể book các bài PR (Public Relation) trên báo lớn để tăng độ uy tín, độ nhận diện của thương hiệu. 

Đo lường hiệu quả của chiến dịch Brand Awareness

Các doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả của chiến lược brand awareness thông qua thu thập và phân tích các chỉ số quan trọng: 

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): tỷ lệ người dùng click vào quảng cáo hoặc liên kết của thương hiệu
  • Tỷ lệ chuyển đổi: tỷ lệ khách hàng đặt mua hàng hoặc đăng ký tư vấn
  • Lượng tương tác: số lượng like, share, comment trên các bài post
  • Thời gian khách hàng ở lại trên website/ landing page: thời gian trung bình người dùng ở lại trên website/ landing page của bạn
  • Tần suất truy cập: số lượng người dùng truy cập vào website, landing page

.

Phoi-ket-hop-cac-cong-cu-do-luong-de-danh-gia-hieu-qua-chien-dich-Brand-Awareness-thanh-cong-hay-khong
Phối kết hợp các công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả chiến dịch Brand Awareness thành công hay không

Doanh nghiệp có thể đo lường các chỉ số trên bằng các công cụ quen thuộc như:

  • Google Analytics: trực tiếp đo lường lưu lượng khách truy cập và hành vi của khách trên trang cũng như thứ hạng từ khóa SEO.
  • Social listening: Mention (theo dõi các cuộc thảo luận về thương hiệu trên mạng xã hội), Hootsuite (công cụ quản lý mạng xã hội).
  • Google Forms/ SurveyMonkey: tạo bảng khảo sát và phân tích dữ liệu
  • Google Ads/ Facebook Ads Manager: đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên google/facebook

Kết luận

Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) là quá trình không ngừng nghỉ và là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển thành công hơn nữa. Để xây dựng được Brand Awareness mạnh mẽ, doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới, không ngừng lắng nghe khách hàng và khai thác tối đa hiệu quả của các công cụ marketing hiện đại.  Các doanh nghiệp hãy bắt đầu chỉnh chu trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu từ hôm nay để phát triển bền vững trong tương lai.

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x