CPS là gì? Tìm hiểu và áp dụng trong các chiến dịch quảng cáo 2024

Các thuật ngữ về CPM, CPC hay CPO đều là những hình thức thanh toán quảng cáo trong lĩnh vực Marketing. Ngoài ra cũng không quên nhắc đến CPS có ý nghĩa liên quan. Bài viết hôm nay hãy cùng ACCESSTRADE tìm hiểu chi tiết về CPS là gì và những ưu nhược điểm của CPS trong các chiến dịch quảng cáo nhé.

CPS là gì?

CPS (Cost Per Sale) được hiểu là chi phí tính toán trên một lượt mua hàng trên bất cứ nền tảng thương mại điện tử nào. Khi thiết lập chiến dịch CPS, nhà bán hàng/doanh nghiệp sẽ chỉ phải thanh toán chi phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo khi khách hàng đã click vào quảng cáo và tiến hành các hành động như điền các thông tin để mua và nhận hàng thành công.

CPS là gì?
CPS là gì?

Khác với chi phí cho các chiến dịch CPC, CPM. Chi phí của chiến dịch CPS thường cao hơn vì hình thức quảng cáo này là nhà bán hàng chỉ phải thanh toán cho nhà quảng cáo khi có khách hàng đặt mua và thanh toán sản phẩm thành công. CPS thường bắt gặp trong Google Ads, Facebook Ads hay các chiến dịch quảng cáo nói chung.

Ưu nhược điểm của CPS là gì

CPS được đánh giá là một trong những hình thức quảng cáo Online tối ưu và mang lại doanh thu lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên với những ưu điểm thì luôn đi kèm với những nhược điểm có thể xảy ra và tồn tại.

ƯU ĐIỂM

  • Tối ưu hóa chi phí: Các đơn vị kinh doanh/doanh nghiệp bán hàng chỉ phải trả tiền khi có kết quả thực tế xảy ra (một giao dịch bán hàng được thực hiện). Điều này giúp tránh lãng phí ngân sách cho những hành động của người dùng như nhấp chuột và xem trang mà không dẫn đến doanh thu.
  • Rủi ro thấp: Cũng vì chi phí chỉ phát sinh khi có một giao dịch bán hàng thực hiện thành công, nên đơn vị kinh doanh/doanh nghiệp bán hàng không phải lo lắng vì những chi phí quảng cáo không hiệu quả, giúp giảm thiểu rủi ro về tài chính cho các nhà bán hàng mới tham gia vào thị trường.
  • Thúc đẩy động lực: Các đối tác quảng cáo Affiliate (Tiếp thị liên kết) có động lực mạnh mẽ để tạo ra các chiến dịch hiệu quả và thu hút những khách hàng tiềm năng. Vì lợi nhuận họ đạt được phụ thuộc trực tiếp vào doanh số bán hàng trên từng chiến dịch.
  • Theo dõi & đo lường: Hình thức CPS (Cost per sale) cho phép đơn vị kinh doanh hoặc những nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch. Có thể dễ dàng xác định chính xác kênh nào, đối tác nào, chiến dịch nào đang tạo ra doanh số bán hàng và từ đó tối ưu được chiến lược Marketing.

NHƯỢC ĐIỂM

  • Thời gian: So với các hình thức khác như CPC (Cost per click) hay CPM (Cost per mile) thì CPS có thể mất nhiều thời gian hơn để các nhà bán hàng và nhà quảng cáo thấy được kết quả, vì doanh thu lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào hành động nhấp vào liên kết mà còn phải hoàn tất giao dịch mua sắm.
  • Chi phí hoa hồng: Đối với các đơn vị Affiliate Marketing như Publisher và thu hút người mua thông qua hành động thì đây là một lợi thế nhưng ngược lại ở phía các nhà bán hàng/đơn vị kinh doanh thì thường yêu cầu một tỉ lệ hoa hồng cao hơn so với các mô hình khác với các đối tác quảng cáo/cung cấp dịch vụ để cạnh tranh với các mô hình khác. Điều này có thể giảm lợi nhuận của những nhà quảng cáo đi tương đối.
  • Hành trình chuyển đối khó khăn: Để tạo ra doanh số bán hàng từ hình thức CPS (Cost per sale) thì phải tối ưu tất cả giai đoạn như nội dung và chiến lược marketing đến mức thuyết phục. Nếu sản phẩm và dịch vụ không đủ hấp dẫn, hoặc nếu quy trình mua hàng phức tạp, sẽ khó chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng thực tế.
  • Khả năng lừa đảo: Hình thức này dễ bị lạm dụng bởi các đối tác quảng cáo/cung cấp dịch vụ không trung thực vì họ có thể cố tình tạo ra các giao dịch giả mạo hoặc tìm cách thao túng hệ thống để nhận hoa hồng, gây ra tổn thất cho đơn vị kinh doanh.
Ưu nhược điểm của CPS
Ưu nhược điểm của CPS là gì

Khi nào nên sử dụng quảng cáo CPS

Để tối ưu lợi nhuận thì cá doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau đây để xác định thời điểm và tình huống phù hợp với tình hình mà sử dụng hình thức quảng cáo CPS (Cost per sale). Nếu biết sử dụng đúng lúc đúng cách thì đây sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ cho những đơn vị áp dụng.

  • Sản phẩm/dịch vụ giá trị cao: Hình thức CPS đặc biệt hiệu quả đối với các đơn vị kinh doanh/doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ giá trị cao như hàng công nghệ, phần mềm, dịch vụ tài chính, tư vấn doanh nghiệp hoặc các khóa học OnlineVới các sản phẩm/dịch vụ này, tỉ lệ hoa hồng có thể cao nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận lớn trên mỗi giao dịch thành công vì chỉ cần một vài kết quả đã có thể bù đắp được chi phí đầu tư quảng cáo ban đầu.
  • Đã có nền tảng Marketing: Nếu đơn vị kinh doanh/doanh nghiệp đã có một hệ thống Marketing vững chắc, với khả năng theo dõi và phân tích chính xác kết quả và hành vi của đối tượng khách hàng thì CPS sẽ là một công cụ hoàn hảo để tối ưu chi phí.
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Hình thức này như đã chia sẻ ở phần ưu điểm sẽ có thể giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro về tài chính, đặc biệt trong giai đoạn mới hình thành khi chưa chắc chắn về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Chỉ trả tiền cho các giao dịch thực tế thành công sẽ giúp tránh “ném tiền” ra ngoài cửa sổ một cách vô tội vạ.
  • Khi sử dụng Affiliate Marketing: CPS là gì trong Affiliate Marketing? Trong trường hợp này thì CPS là một mô hình vô cùng phổ biến trong Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết), nơi mà những đối tác quảng cáo hay còn gọi là Publisher chỉ nhận được tiền hoa hồng khi họ “giúp” các doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh có được giao dịch thành công. Đây là chiến lược tối ưu cho những doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường mà không phải đầu tư quá nhiều vào chi phí quảng cáo trước. Khi các đối tác liên kết có động lực kiếm tiền qua hoa hồng, họ sẽ nỗ lực tạo ra các chiến dịch hiệu quả để tăng doanh số cho nhà bán hàng.
Khi nào nên sử dụng quảng cáo CPS
Khi nào nên sử dụng quảng cáo CPS? CPS là gì?

Xem thêm: Khóa học Affiliate Marketing mới nhất 2024 từ A-Z giúp bạn sinh lời tự động ngay tại nhà.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên với kiến thức mà ACCESSTRADE đã chia sẻ về hình thức thanh toán CPS là gì, ưu nhược điểm của hình thức quảng cáo này như thế nào. Sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về CPS (Cost Per Sale). Nếu bạn đang làm về Marketing và muốn tối ưu lợi nhuận chạy quảng cáo cho doanh nghiệp của mình thì đừng bỏ qua bài viết về nội dung CPS này nhé.

Để hiểu hơn CPS là gì và áp dụng được hình thức này thành công, hãy click vào nút đăng ký bên dưới để tham gia vào cộng đồng Affiliate Marketing của ACCESSTRADE và mang về thu nhập khủng cho chính bạn/doanh nghiệp của bạn.

ĐĂNG KÝ ACCESSTRADE NGAY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x