Với thời đại 4.0 hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều xây dựng cho mình một trang web riêng. Để thiết kế website sao cho hấp dẫn, thu hút thì không thể không nhắc đến wordpress. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn sử dụng WordPress sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
WordPress là gì?
Trước khi đi vào hướng dẫn sử dụng WordPress hãy cùng tìm hiểu xem wordpress là gì? Đây là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) sử dụng ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện nay là PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB.
Cha đẻ của wordpress chính là Matt Mullenweg và Mike Little, họ cho ra mắt phần mềm wordpress vào giữa năm 2003. Hiện nay, một công ty tại San Francisco, California Hoa Kỳ tên là Automattic đang nắm quyền sở hữu và phát triển.
WordPress là ngôn ngữ PHP mã nguồn mở hỗ trợ viết blog cá nhân, được nhiều người dùng ưa thích vì dễ sử dụng cùng nhiều tính năng hữu ích. Theo thời gian, số lượng người dùng tăng lên và các lập trình với vai trò là cộng tác viên cũng tăng lên nhanh chóng.
Họ phát triển mã nguồn WordPress, bổ sung thêm nhiều chức năng tuyệt vời. Đến năm 2015, wordpress được coi là hệ quản trị nội dung ưu việt (CMS – Content Management System). Chúng giúp người dùng tạo ra nhiều loại website khác nhau như blog, tin tức, tạp chí, giới thiệu, bán hàng.
Ngoài ra, wordpress còn hỗ trợ thiết kế được những loại website phức tạp khác như đặt phòng khách sạn, thuê xe ô tô, các dự án bất động sản,… Hầu như tất cả các hình thức website quy mô vừa và nhỏ đều có thể triển khai trên WordPress nền tảng.
Phân biệt WordPress.com so với WordPress.org
Đầu tiền, chúng ta cần hiểu được khái niệm WordPress.com và WordPress.org.
WordPress.com là một dịch vụ lưu trữ sử dụng hệ quản trị nội dung WordPress để xây dựng mọi blog trên nền tảng WordPress. Chủ sở hữu blog cá nhân tự động có tên miền WordPress.com. Nếu bạn muốn sử dụng tên miền của riêng mình, bạn cần phải trả tiền cho các gói trả phí vì gói miễn phí sẽ có một số hạn chế.
Còn WordPress.org là một trang web được sử dụng để tạo website của riêng bạn trên nền tảng WordPress (trang WordPress tự lưu trữ). Trang web này sẽ cung cấp cho bạn các chủ đề và plugin miễn phí để tạo trang web của riêng bạn. Nhưng để lưu trữ trang web cho chính bạn cần tự đăng ký tên miền và thuê gói lưu trữ web.
Và cách để phân biệt giữa WordPress.com và WordPress.org là:
WordPress.com | WordPress.org |
Có sự hạn chế về các tùy chỉnh. | Không bị hạn chế. |
Thông tin được lưu trữ blog trên máy chủ WordPress. | Người quản trị chịu trách nhiệm lưu trữ. |
WordPress.com cung cấp bảo mật cho trang web của bạn. | Phụ thuộc vào độ bảo mật của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. |
Cung cấp nhiều cách để kiếm tiền từ trang web của bạn và cho phép tích hợp với nhiều giải pháp thương mại điện tử. | Quảng cáo được giới hạn trong các chương trình quảng cáo, WordAds, cho các gói cao cấp hoặc kế hoạch kinh doanh. |
Chính sách bán hàng đơn giản. | Có những chính sách bán hàng nghiêm ngặt. |
Người dùng sẽ không có quyền truy cập vào SEO, và phải đăng ký tên miền để cải thiện SEO. | Hỗ trợ nhiều plugin SEO có thể giúp các quản trị viên web. |
Người dùng không cần quản lý và duy trì trang web của họ. | Người dùng phải hiểu biết về kỹ thuật để quản lý và duy trì trang web. |
Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản
Cùng xem những hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản dành cho những bạn mới bắt đầu nhé.
Posts: Bài biết
Đây là phần quan trọng nhất trong WordPress vì đây là nơi để bạn đăng bài viết và quản lý những bài viết của mình.
Ở giao diện quản trị trang web bạn nhấn chọn “Posts”. Sau đó, sẽ hiện ra 4 mục khác đó là: All post, Add new, Categories, Tags.
Đầu tiên, All post thì tại đây sẽ hiển thị tất cả các bài viết đã được thiết lập từ trước.
Tiếp theo Add new là nơi thực hiện tạo tác thêm bài viết mới.
Còn về Categories, đây là nơi phân loại các bài viết giúp khách hàng dễ dàng trong việc tìm kiếm các bài viết cùng loại.
Cuối cùng, Tag (hay còn gọi là thẻ) cũng có chức năng phân loại bài viết nhưng theo hướng cụ thể hóa hơn.
Media: Quản lý Thư viện hình ảnh, video,…
Bạn có thể dễ dàng quản lý tất cả các hình ảnh / tệp bạn tải lên trong khi soạn nội dung trong vùng Media → Library của Dashboard.
Ở đây, bạn có thể xem tất cả các tệp bạn đã tải lên và chọn kiểu hiển thị lưới hoặc phổ thông. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem ngày tháng và còn có thể nhấp vào liên kết Add new để tải tệp lên mà không cần truy cập vào trang biên tập nội dung.
Pages: Quản lý trang
Phần này có chức năng tương tự với Post, nhưng nó sẽ không có hai nội dung Categories, Tags. Bạn có thể đăng các trang có nội dung chung và không được phân loại theo bất kỳ danh mục hoặc thẻ nào.
Add page sẽ hiển thị các trang mà bạn đã tạo trước đó, bạn có thể xem trước, thay đổi nội dung hoặc thậm chí là xóa trang.
Add new page có chức năng tạo thêm trang mới.
Comment: Quản lý bình luận
Comment là nơi bạn có thể quản lý, thay đổi nội dung, xóa các bình luận ở trang web.
Appearance: Quản lý giao diện
Appearance sẽ gồm 4 danh mục: Themes, Customize, Widgets, Menus, Header và Editor. Ở dây, Accesstrade Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn một vài danh mục có chức năng nổi bật trong quản lý giao diện này.
Themes là nơi cài đặt giao diện cho WordPress, bạn chỉ mất một đến hai phút là đã có thể chỉnh giao diện theo ý thích của mình.
Widgets là một tập hợp các chức năng, mỗi widget sẽ có một chức năng tương ứng để bạn chèn vào sidebar của Theme.
Thanh Menus sẽ hiển thị các liên kết trên Theme, mỗi Theme sẽ lượng menus tương ứng khác nhau, chúng hiển thị ở trên cùng hoặc dưới cùng, bên trái hoặc bên phải, chúng sẽ không hiển thị được theo đúng ý chúng ta.
Editor có chức năng thay đổi mã nguồn theo yêu cầu cá nhân.
Plugins: Quản lý tiện ích
Plugins là mở rộng chức năng của WordPress. Sau khi plugin được cài đặt và kích hoạt, bạn có thể thêm các tính năng mới vào trang web của mình mà không cần mã hóa. Có hàng nghìn plugin miễn phí và cao cấp được thiết kế cho các mục đích khác nhau: Chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội, bảo mật,… Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một plugin phù hợp với nhu cầu của mình.
Users: Quản lý tài khoản
Để tạo thêm người dùng, bạn truy cập vào Dashboard → Users → Add New, sau đó bạn sẽ cần khai báo các thông tin bên dưới cho người dùng mới. Các thông tin có chữ required bạn buộc phải khai báo và không có quyền bỏ trống.
Tools: Công cụ
Tools sẽ có nhiều danh mục khác nhau những bạn chỉ cần chú trọng vào: Available Tools (công cụ có sẵn), Import(cài đặt nhập dữ liệu), Export (Cài đặt xuất dữ liệu).
Settings: Cài đặt
Setting sẽ bao gồm các cài đặt tổng quan, cài đặt soạn thảo, cài đặt xem trang, cài đặt bình luận, cài đặt Media và cài đặt đường dẫn tĩnh
Hướng dẫn cách tối ưu WordPress để tăng tốc độ website
Các có thể tham khảo các cách sau đây để tối ưu WordPress của mình giúp tốc độ tải trang web nhanh chóng hơn.
- Lọc bỏ đi các quảng cáo Pop-up.
- Lựa chọn cho WordPress của mình một theme tốt.
- Có thể giảm thiểu số lượng Plugin đã cài trên website.
- Đơn giản hóa thông tin trên trang chủ cũng là một cách
- Dung lượng hình ảnh cũng là vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Vì vậy, nếu không cần thiết bạn có thể giảm bớt đi.
- Tối ưu hóa: Cơ sở dữ liệu, JS, CSS.
- Bạn nên sử dụng plugin WP Super Cache, Google Page Speed, CDN cho trang web của mình.
Lời kết
WordPress là một dự án nguồn mà bất cứ ai cũng có thể tùy chỉnh mã nguồn theo nhu cầu sử dụng bởi vì đây là một nguồn mở. Hy vọng thông qua những hướng dẫn sử dụng WordPress của Accesstrade sẽ giúp bạn xây dựng được một WordPress hiệu quả.
Tham khảo các bài viết liên quan:
Dropship là gì? Cách kiếm tiền online với dropshipping?
Cần tiền gấp, tham khảo ngay cách kiếm tiền nhanh nhất trong 1 ngày
Kiếm tiền với TikTok, bạn đã thử chưa?
Kiếm tiền từ Mobile App – Cơ hội dành cho các bạn trẻ năng động