SDK là gì? Những điều cần biết để sở hữu một SDK tốt nhất

SDK là gì mà được mệnh danh là công cụ thực sự tuyệt vời trong chiến lược phát triển ứng dụng di động? Có thể nói, ứng dụng dành cho thiết bị di động (Mobile App) được coi là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mang lại lợi ích cho bất kì doanh nghiệp nào trong thời đại 4.0. Chúng phát triển trên nhiều nền tảng như Android, iOS và Windows.

Điều này có nghĩa là bằng cách xây dựng một ứng dụng duy nhất, bạn có thể tối đa hóa khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình. Nhưng làm thế nào để xây dựng và phát triển ứng dụng tốt nhất? Đó chính là lý do ra đời của SDK ra đời – Công cụ thực sự tuyệt vời giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.

Để làm sáng tỏ ý nghĩa SDK là gì cũng như SDK di động có thể mang lại lợi ích như thế nào cho ứng dụng của bạn, hãy đọc tiếp phần dưới đây nhé!

SDK là gì?

SDK (Software Development Kit) là bộ sưu tập các công cụ và phần mềm giúp phát triển ứng dụng. Thông qua một nền tảng nhất định, chúng có thể hỗ trợ các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các ứng dụng nhờ có các trình biên dịch, trình gỡ lỗi và có thể bao gồm một software framework. Chúng thường dành riêng cho một nền tảng phần cứng và kết hợp hệ điều hành.

Cụ thể, SDK cung cấp các tài liệu, sample code, template, documentation (ghi chú hỗ trợ), debugging (tiện ích gỡ rối)…để nhà phát triển có thể tích hợp thêm vào phần mềm/ứng dụng của mình. Đa phần thường là chức năng hiển thị quảng cáo, push notification,…SDK cũng có thể chứa các API dưới dạng thư viện hoặc một hệ thống phần cứng phức tạp nào đó.

Lợi ích của SDK là gì?

vai trò sdk là gì

Như đã nói ở trên, SDK mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau:

1. Khả năng tích hợp nhanh các nền tảng giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng

Nếu bạn đang cố gắng hoàn thành nhiều giao dịch bán hàng hơn, thì việc có SDK di động sẽ đẩy nhanh các giao dịch này. Bộ công cụ SDK cho phép ứng dụng có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc. Vậy khả năng tích hợp nhanh – rút ngắn chu kỳ của SDK là như thế nào?

Đó chính là giúp tăng tốc toàn bộ chu kỳ này, tăng tốc độ xử lý dữ liệu. Từ đó, tích hợp nhiều nền tảng, hệ điều hành lại với nhau một cách nhanh chóng. Rút ngắn chu kỳ bán hàng hoặc vận hành hệ thống hơn rất nhiều.

2. Thực hiện việc triển khai nhanh chóng

Hiếm có nhà phát triển ứng dụng nào muốn mất thời gian để mã hóa mọi công cụ từ đầu. Trung bình, một ứng dụng Android sẽ sử dụng khoảng 18,2 SDK của bên thứ ba. Chúng giúp mã hóa những dòng lệnh từ ứng dụng trước khi được tải lên một nền tảng khác. Qua đó, tiết kiệm được thời gian và tăng tốc độ triển khai ứng dụng lên đáng kể trên nhiều nền tảng khác nhau.

Giả sử bạn muốn một cách để chia sẻ trực tiếp văn bản hoặc hình ảnh từ ứng dụng của mình vào Facebook. Thay vì viết mã từ đầu, nhà phát triển của bạn có thể bắt đầu bằng cách xem bộ công cụ SDK Android của Facebook để tìm mã hoạt động cho thiết bị Android. Khi đó, bạn mang lại hiệu quả tương tự cho các nhà phát triển khác khi bạn tạo SDK cho sản phẩm của mình mà họ có thể sử dụng để kết nối sản phẩm của bạn với ứng dụng của họ.

3. Giảm thiểu rủi ro

Bên cạnh việc triển khai nhanh chóng, nếu bạn còn tò mò lợi ích của SDK là gì thì chính là khả năng tùy chỉnh cách thức ứng dụng hiển thị trên các phần mềm tương tác. Việc kiểm soát này không chỉ cho phép thay đổi phương pháp sản phẩm tích hợp với các ứng dụng khác cho phù hợp nhất. Mà còn có thể tùy chỉnh cả giao diện nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho các chức năng tối quan trọng khác. 

Điều này được xem là cách thức an toàn mà không làm giảm sút những giá trị quyết định đến chất lượng trải nghiệm của người dùng về ứng dụng.

4. SDK mở rộng phạm vi ứng dụng

Nếu bạn sở hữu một ứng dụng có giá trị thì SDK sẽ là bạn đồng hành giúp tăng cường phạm vi hoạt động/xuất hiện cho ứng dụng. Cho phép ứng dụng sẽ có cơ hội tiếp cận và tương tác rộng rãi hơn với những ứng dụng có sẵn khác để hiển thị đến người tiêu dùng nhiều hơn. Đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. 

Vậy nên để làm được điều này, bạn chỉ cần cung cấp một SDK với nhiều tính năng tốt nhất, có thể triển khai và tích hợp hoàn hảo trên các ứng dụng khác để thu hút các doanh nghiệp hay nhà phát triển khác sử dụng ứng dụng của mình.

Đặc điểm của một SDK tốt là gì?

Hiện nay, rất dễ dàng để bạn có thể tìm kiếm nơi cung cấp SDK cho lập trình phần mềm hoặc ứng dụng của mình. Tuy nhiên, đặc điểm của một SDK tốt là gì? Một SDK tốt cần đảm bảo cung cấp những giá trị cần thiết với một nhà phát triển phần mềm. Và hỗ trợ tốt nhất trong việc xây dựng các ứng dụng có ích với cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay.

Như vậy, để đánh giá về một SDK đạt chất lượng tốt, nên chú trọng vào các đặc tính như sau:

  • Cho phép các nhà phát triển khác dễ dàng sử dụng ứng dụng của bạn.
  • Có tài liệu hướng dẫn (Document) chi tiết về mục đích, cách thức hoạt động…của các mã code để người dùng dễ dàng tham khảo và sử dụng thành thạo.
  • Cung cấp đầy đủ các tính năng để nâng cao tối đa giá trị sử dụng của các ứng dụng khác.
  • Dễ dàng tích hợp tốt khi sử dụng và kết hợp với các SDK khác.
  • Không gây ảnh hưởng xấu đến pin, CPU GPU hay các thiết bị trên máy tính.

SDK và API: Có sự khác biệt không?

Chúng ta có thể định nghĩa API, còn được gọi là Giao diện lập trình ứng dụng, như một giao diện giữa hai phần mềm. Về cơ bản, đó là mã cho phép giao tiếp được xác định rõ ràng giữa hai ứng dụng riêng biệt.

API: “Người đưa thư”

Hãy nghĩ về API như một người đưa thư gửi yêu cầu ứng dụng của bạn đến một số phần mềm khác, sau đó đưa phản hồi trở lại ứng dụng của bạn.

Một ví dụ đơn giản: đó là API cho phép giao tiếp giữa Lịch Google và ứng dụng du lịch của bạn để khi người dùng đặt một chuyến đi, nó sẽ đồng bộ hóa với lịch của họ.

SDK: “Bưu điện / Cửa hàng phần cứng”

“Bưu điện/Cửa hàng phần cứng” SDK là gì trong trường hợp này? Hãy lấy phép ẩn dụ cho kết luận hợp lý của nó ở đây. Nếu API là một người đưa thư, thì SDK trong ngữ cảnh đó là gì?

Đó là bưu điện và cửa hàng phần cứng kết hợp. Vì nó có thể chứa mọi thứ cần thiết để giao tiếp với một phần mềm khác (tức là một hoặc nhiều API) cũng như các tài liệu có thể được sử dụng để xây dựng một ứng dụng hoàn toàn mới (tức là thư viện mã, phương tiện gỡ lỗi, ghi chú kỹ thuật, hướng dẫn và tài liệu).

Đây có thể là một nguồn gây nhầm lẫn cho những người không phải là nhà phát triển. Rốt cuộc, nếu cả API và SDK đều có thể kết nối phần mềm với nhau, điều đó không có nghĩa là chúng về cơ bản giống nhau?

Trong trường hợp này, hãy quay lại ý nghĩa thực sự của SDK là gì: đó là một bộ công cụ phát triển. SDK có thể chứa một hoặc nhiều API cùng với các tiện ích cần thiết. API chỉ là một phần của SDK. Hãy coi devkit như một “vùng chứa” lớn hơn cho toàn bộ mảng công cụ SDK và bạn sẽ chính xác.

Tóm lại

Cuối cùng, việc cho phép các thương hiệu khác sử dụng công nghệ của bạn thông qua SDK di động sẽ mở ra cơ hội cho thương hiệu của bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn những gì bạn có thể tự mình tiếp cận. Và tất cả những gì cần làm là cung cấp một công cụ SDK chức năng mà các ứng dụng khác có thể triển khai và tích hợp.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về SDK là gì cũng như những thông tin liên quan đến công cụ hữu ích này. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu có bất kỳ câu hỏi nào nhé!  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x