UTM là gì? Các thông số chuẩn của UTM Code Tracking mới nhất 2024

UTM là gì mà được các nhà tiếp thị sử dụng như một công cụ để theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số? Cùng ACCESSTRADE theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc xung quanh UTM và biến nó trở thành trợ lý đắc lực trong bộ công cụ phân tích dữ liệu của bạn nhé!

UTM là gì?

Urchin Tracking Module hay còn được gọi tắt là UTM, đây là tham số được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các chiến dịch bằng URL tùy chỉnh. UTM hiểu nôm na là một đoạn code mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ sung thông tin cho URL ấy, giúp bạn theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing dựa trên nguồn truy cập và nơi xuất bản như page, blog…

Theo Wikipedia, UTM được giới thiệu bởi người tiền nhiệm Urchin của Google Analytics nên đã được Google Analytics hỗ trợ ngay lập tức. Từ đó mà UTM trở thành công cụ phổ biến trong việc tùy chỉnh URL để theo dõi các chiến dịch marketing hiệu quả trên toàn cầu.

UTM là gì?
UTM là gì?

Trước khi chiến dịch hết hạn, các thông số UTM trong một URL sẽ xác định lưu lượng truy cập web đến từ một nguồn cụ thể, phân bổ các tham số cho các phiên hiện tại và tiếp theo của trình duyệt. 

Trên đây là đáp án trả lời cho câu hỏi UTM là gì, bên cạnh đó thì việc dùng UTM còn đem lại rất nhiều lợi ích vô cùng hấp dẫn người dùng, cùng tiếp tục theo dõi phần kế tiếp của bài viết để nắm được nhiều thông tin của UTM hơn nhé! 

Lợi ích khi sử dụng UTM là gì? 

Sau khi tìm hiểu UTM là gì thì chúng ta cùng nghiên cứu xem, đâu là những lợi ích thật sự mà người dùng sẽ nhận được khi áp dụng UTM vào những chiến dịch: 

Theo dõi hiệu suất Email marketing

Để có thể nhận thông tin chi tiết về hiệu suất trong các chiến dịch email marketing, bạn có thể gắn UTM vào URL trong những chiến dịch đó. Nếu mail nào nhận được nhiều lưu lượng truy cập, điều đó chứng tỏ nó người nhận cảm thấy email đó có ích, giải đáp được thắc mắc của họ và nó xứng đáng nhận một cú nhấp chuột. 

Bên cạnh đó, UTM còn giúp bạn đánh giá những email hoạt động không tốt thông qua những chỉ số đo lường lượng tương tác. Qua đó, bạn sẽ xác định được những email bản sao hay mẫu email nào cần phát triển và email nào cần tránh sử dụng trong tương lai.

Theo dõi hiệu quả CTA

Bằng cách thêm các thông số UTM vào các CTA khác nhau, bạn có thể tìm hiểu về những thiết kế mẫu văn bản sẽ sử dụng, màu sắc và kích thước của CTA cũng như vị trí của nó. Sau đó, sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa và thúc đẩy chuyển đổi, tạo ra nhiều lưu lượng truy cập hơn. 

Tiến hành kiểm tra A/B

Nếu bạn đang tiến hành thử nghiệm A/B trên trang web của mình, thì các thông số UTM sẽ giúp phân biệt các liên kết trỏ đến cùng một sản phẩm hoặc trang web.

Thẻ nội dung (utm_content) dành riêng cho thử nghiệm A/B. Bạn có thể cho công cụ phân tích của mình biết vị trí đặt liên kết, như trong biểu trưng hoặc trong văn bản.

Đo lường ROI trên mạng xã hội

Khi thêm thông số UTM vào các liên kết truyền thông xã hội của mình, bạn sẽ biết được chiến dịch nào hiệu quả nhất trong việc tạo lưu lượng truy cập và chuyển đổi.

Các thông số UTM

Sau khi thấy được những lợi ích của UTM là gì, các bạn cần lưu ý đến 5 thông số UTM dưới đây để sử dụng UTM đúng mục đích của mình nhé: 

  • Campaign Source = Nguồn truy cập vào website (utm_source)

Sử dụng utm_source để xác định công cụ tìm kiếm, ấn phẩm hoặc nguồn (google, facebook,blog…). 

Ví dụ: utm_source = google

  • google = Từ Google
  • facebook = Từ Facebook
  • youtube = Từ Youtube
  • <tên website> = Từ một website nhất định nào đó. Ví dụ: vnexpress = Từ Vnexpress.net
  • email = Từ Email (newsletter)
  • adnet_tên networks = Từ Ad Networks (vd: MicroAd, criteo…)
  • affiliate_tên nguồn cộng tác = Tên nguồn cộng tác (vd: Coccoc..)

2. Campaign Medium = Phương thức truy cập (utm_medium)

Sử dụng utm_medium để xác định phương tiện như email, banner hoặc giá mỗi lần nhấp chuột (CPC).

Ví dụ: utm_medium = display

  • display = Display banners
  • article = PR Articles
  • cpa = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng thực hiện hành vi chuyển đổi quảng cáo (Google adwords, Facebook Ad…)
  • cpc = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng click vào quảng cáo (Google adwords, Facebook Ad…)
  • cpe = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo (Facebook Ad…)
  • sms = Truy cập link trong tin nhắn quảng cáo
  • email = Truy cập link qua email
  • fb_fan = Facebook Fanpage / Community
  1. Campaign name = Tên chiến dịch (utm_campaign)

Sử dụng utm_campaign để xác định chiến dịch chiến lược, phân tích từ khóa, tên chiến dịch riêng lẻ, khẩu hiệu, mã khuyến mại… cho sản phẩm. 

Ví dụ:

  • utm_campaign = spring_sale
  • utm_campaign = Growplus+
  • utm_campaign = PediaPlus
  • utm_campaign = NuvitaGrow

Campaign Term (utm_term)

Sử dụng utm_term để xác định từ khóa tìm kiếm có trả tiền. Nếu bạn gắn thẻ chiến dịch có từ khóa phải trả tiền theo cách thủ công, thì bạn cũng nên sử dụng utm_term để chỉ định từ khóa.

Ví dụ:

  • utm_term = running
  • utm_term = shoes

Campaign Content (utm_content)

Được sử dụng để thử nghiệm A / B, quảng cáo nhắm mục tiêu theo nội dung, phân biệt loại nội dung quảng cáo hoặc liên kết trỏ đến cùng một URL.

Ví dụ: nếu có hai liên kết gọi hành động trong cùng một thông báo email, thì bạn có thể sử dụng utm_content và đặt các giá trị khác nhau cho từng liên kết để biết được phiên bản nào có hiệu quả hơn. 

  • utm_content = logolink
  • utm_content = textlink

Mỗi cặp thông số – giá trị sẽ chứa thông tin có liên quan đến chiến dịch. Từ đó nó cũng sẽ quyết định những lợi ích thật sự bạn sẽ nhận được từ UTM là gì. 

Cách tạo mã UTM

Lý thuyết đi đôi với thực hành, sau đây ACCESSTRADE xin phép giới thiệu đến các bạn đọc 2 hình thức thiết lập UTM đơn giản nhất, giúp bạn hình dung rõ các thông số của UTM là gì và có tác dụng ra sao. 

Thiết lập bằng công cụ online

Bước 1: Sao chép link URL chiến dịch của bạn. Bạn có thể thêm thông số và giá trị vào URL theo cách thủ công hoặc bạn có thể sử dụng một trong các công cụ trình tạo URL theo nền tảng cụ thể sau để tạo URL và nối thông số.

Bước 2: Truy cập vào trình tạo UTM chiến dịch trên trang web Bản demo và công cụ Google Analytics

  • Dán link mới copy vào website URL.
  • Lần lượt điền thông số phù hợp vào campaign source, campaign medium campaign name theo thông tin cung cấp ở mục Các thông số UTM. 
UTM là gì? Cách tạo mã UTM online
UTM là gì? Cách tạo mã UTM online

Bước 3: Nhấn chọn SHORTEN LINK và sao chép đường link gán vào các chiến dịch của bạn. 

UTM là gì? Cách tạo mã UTM online
UTM là gì? Cách tạo mã UTM online

Thiết lập thủ công

Nếu muốn thiết lập chiến dịch tùy chỉnh theo cách thủ công, hãy đảm bảo bạn tách riêng thông số khỏi URL bằng dấu chấm hỏi. Liệt kê thông số và giá trị theo các cặp được phân tách bằng dấu bằng. Tách mỗi cặp thông số – giá trị bằng ký hiệu &. Ví dụ:

https://www.example.com/?utm_source=email_campaign&utm_medium=email&utm_campaign=summer-sale

Bạn có thể thêm thông số vào URL theo thứ tự bất kỳ. Lưu ý rằng Analytics phân biệt chữ hoa chữ thường, vì vậy, utm_source=google khác với utm_source=Google. Có phân biệt chữ hoa chữ thường cho từng giá trị mà bạn xác định.

UTM là gì? Cách tạo mã UTM thủ công
UTM là gì? Cách tạo mã UTM thủ công

Lời kết

Bài viết trên ACCESSTRADE đã giúp bạn giải đáp thắc mắc câu hỏi: UTM là gì? Hy vọng với bài viết này, các Marketer sẽ biết cách ứng dụng UTM Tracking vào các chiến dịch Marketing để đưa ra những chiến lược đúng đắn và đạt được hiệu quả cao nhất nhé! 

Tham khảo các bài cùng ACCESSTRADE tại đây:

Tải app kiếm tiền – Thu nhập “khủng” dễ dàng tại gia

Dropship là gì? Cách kiếm tiền online với dropshipping?

Tổng hợp những cách chạy quảng cáo google ads đỉnh cao

Top công cụ SEO hiệu quả cho website làm affiliate marketing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x