Để kinh doanh thành công thì các chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên mỗi chiến lược lại có những đặc điểm khác nhau nên doanh nghiệp cần phải nắm vững để đưa ra phương án tối ưu nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một chiến lược marketing đang được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng đó là chiến lược khác biệt hóa.
Chiến lược khác biệt hóa là gì?
Chiến lược khác biệt hóa thường được sử dụng phổ biến trong các hoạt động truyền thông, quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Khái niệm
Chiến lược khác biệt hoá trong tiếng anh là Differentiation Strategy. Đây là một chiến lược tổng quát được dùng nhằm định hướng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing dài lâu. Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá giúp thương hiệu trở thành duy nhất trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Một chiến lược khác biệt hóa cần tạo ra được sự độc đáo nhưng vẫn phải đảm bảo mang đến những ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Từ đó, giúp khách hàng phân biệt, và dẫn đầu xu để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Chiến lược khác biệt hóa này thường được các nhà chiến lược lựa chọn trong việc tìm kiếm lợi thế trong kinh doanh của các doanh nghiệp để hướng đến tìm kiếm lợi ích phát triển dài lâu và bền vững.
Lịch sử hình thành
Chiến lược khác biệt hoá do Giáo sư Michael Porter xây dựng là một trong ba chiến lược tổng quát bao gồm có: chiến lược khác biệt hoá, chiến lược tập trung, và chiến lược chi phí tối ưu đã được xuất bản trong cuốn sách “lợi thế cạnh tranh” của chính Giáo sư Michael Porter là tác giả.
Michael Porter được đánh giá là một trong những giáo sư uyên bác và xuất trúng nhất trong lịch sử của trường Đại học Harvard.
Những cuốn sách kinh điển của ông nổi tiếng thế giới như “Chiến lược cạnh tranh” (tiếng anh là competitive strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (tiếng anh là competitive advantage) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (tiếng anh là competitive advantage of nations) là sách “gối đầu giường” của rất nhiều chiến lược gia khắp thế giới.
Theo Giáo sư Michael Porter, các doanh nghiệp có thể áp dụng cùng lúc hai hoặc nhiều chiến lược phổ quát cùng nhau, điều này sẽ dẫn tới chiến lược khác biệt hoá theo hai cách ứng dụng như sau.
- Chiến lược khác biệt hoá rộng (tập trung chủ yếu vào nhiều khách hàng/ thị trường)
- Chiến lược khác biệt hoá hẹp (tập trung chủ yếu vào một thị trường nhỏ)
Chiến lược khác biệt hóa phổ quát
Một doanh nghiệp hoặc cửa hàng có thể áp dụng chiến lược khác biệt hoá phổ quát là đơn vị thực hiện hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu độc quyền và duy nhất cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Trong chiến lược khác biệt hoá này thì số lượng khách hàng thường sẽ rất rộng lớn.
Chiến lược khác biệt hóa hẹp
Khác hẳn so với chiến lược khác biệt hóa phổ quát, một chiến lược khác biệt hoá tập trung sẽ được chia thị trường thành các phân khúc nhỏ (còn được gọi là niche market – thị trường ngách), tìm thấy thị trường không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh ít mà các doanh nghiệp khác hầu như không lưu ý tới hoặc không đầu tư nhiều. Sau đó, tập trung dành toàn bộ nguồn lực để chiếm lấy toàn thị trường này.
Việc ứng dụng chiến lược khác biệt hoá tập trung chỉ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ hoặc startup và chiến lược này thường được xem như là tiền đề cho các thành công to lớn của những thương hiệu lớn.
Ưu nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa có những ưu và nhược điểm nổi trội mà bạn cần phải nắm được như sau:
Ưu điểm
- Chiến lược khác biệt hoá được xây dựng nhằm tạo dựng lòng trung thành thương hiệu từ khách hàng rất vững chắc, điều này dẫn đến khách hàng không quan tâm hoặc bỏ qua yếu tố giá bán.
- Chiến lược khác biệt hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phép doanh nghiệp định giá sản phẩm cao.
- Chiến lược khác biệt hoá giúp cho doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao (ROS) khi doanh nghiệp đã áp dụng cùng một chiến lược tối ưu chi phí.
- Tạo rào cản gia nhập trong ngành rất lớn với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng do chính sự trung thành của khách hàng và nguồn lực đầu tư để xây dựng được coi là sự khác biệt rất lớn.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dễ dàng được bán ra nếu như không có sự lựa chọn hoặc thay thế.
Nhược điểm
- Ngân sách đầu tư cho một chiến lược khác biệt hóa thường sẽ rất lớn.
- Cần một nguồn lực lớn và một đội ngũ marketing có tư duy sáng tạo cùng nhiều giải pháp mang tính đột phá.
- Rủi ro từ đối tượng khách hàng, ngay cả khi thương hiệu đã có một sản phẩm đột phá và sự khác biệt, khách hàng mặc dù có thể không đặt sự khác biệt hơn so với giá bán.
- Sự thay đổi về nhận thức và nhu cầu của khách hàng theo thời gian thông minh hơn nên công nghệ thay đổi có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sự khác biệt hoá.
Cách xây dựng chiến lược khác biệt hóa
Để xây dựng một chiến lược khác biệt hóa thì doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến những yếu tố như sau:
- Tạo sự khác biệt cho sản phẩm: Nếu như sản phẩm nào cũng tương tự như nhau thì bạn sẽ không thể gây được những ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng nên bạn cần phải tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình thông qua các đặc điểm như tính năng, độ ổn định, trải nghiệm dịch vụ, thiết kế,…
- Tạo điểm khác biệt riêng cho dịch vụ: Sự đặc biệt về ưu thế của dịch vụ đi kèm như bảo hành, hỗ trợ giao hàng, hỗ trợ lắp đặt, bảo dưỡng, phục vụ thức ăn,… có thể gây được những ấn tượng tốt với khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
- Tạo điểm mạnh khác biệt về nhân sự: Một số doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng thành công phương pháp tạo giá trị khác biệt dựa theo nghiệp vụ của nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặc thông qua các yếu tố khác như ngoại hình, thái độ, giọng nói, trình độ chuyên môn…
- Tạo điểm đặc sắc về hình ảnh: Để xây dựng nên các hình ảnh của công ty ấn tượng thì cần có các đặc điểm nhận dạng dễ nhận biết và gây ấn tượng như tên, logo, bầu không khí, nhãn mác, các sự kiện,…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chiến lược khác biệt hóa, hy vọng đã giúp các bạn nắm được những thông tin hữu ích để phát triển công việc của mình tốt hơn. Ngoài ra, nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề marketing cần được hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.
Tham khảo các bài viết liên quan: