CMO là gì? Giám đốc marketing không phải chỉ là chức danh

Một điều không thể phủ nhận đó là đằng sau sự thành công của các doanh nghiệp điều có bóng dáng của các nhà chiến lược marketing. Và đằng sau những chiến lược marketing không ngừng đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp đó là cả một quá trình làm việc, vận dụng các trí tuệ, chất xám từ một vị trí gọi là CMO. Vậy CMO là gì?

CMO là gì?

CMO là gì? CMO tên đầy đủ tiếng anh là “Chief Marketing Officer”, tiếng việt được gọi là Giám đốc Marketing, đây là chức vụ quản lý cấp cao trong một công ty, và là người chịu trách nhiệm về marketing cũng như có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO). 

Hiện nay, chức vụ này được coi là vị trí vô cùng quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Công việc cụ thể của họ là lập các chiến lược truyền thông, nghiên cứu thị trường hoạt động của doanh nghiệp, quan hệ công chúng, tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ,…

CMO

Cùng tìm hiểu sâu hơn về vị trí CMO?

Một người CMO giỏi là người có thể nhìn thống được xu hướng của thị trường và xác định được hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Vai trò của vị trí CMO trong doanh nghiệp

Xây dựng và khẳng định thương hiệu của công ty/ doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu chính là trách nhiệm của vị trí CMO. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp thu hút người tiêu dùng và tăng lòng trung thành của khách hàng.

Xây dựng giá trị thương hiệu cho công ty là bởi vì, thương hiệu là thứ không thể chạm vào hay cảm nhận được, nhưng đảm bảo rằng có thể nhìn thấy nó trên báo cáo tài chính của mình. Đó là tài sản to lớn có thể gọi là “danh tiếng”, là cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của công ty.

CMO

Thương hiệu là một tài sản vô cùng quý báu của doanh nghiệp.

Chúng ta phải bảo vệ tài sản vô hình mang tên “thương hiệu” này. Trong kinh doanh sự quan tâm của khách hàng đến thương hiệu được gọi là đo lường tài sản thương hiệu.

Thương hiệu của bạn đã và đang được coi trọng như một tài sản, và một thương hiệu mạnh sẽ cho phép các công ty giao dịch cao hơn trên thị trường chứng khoán đồng thời tạo ra lòng trung thành của khách hàng.

Cập nhật nhanh các xu hướng marketing

Có hàng trăm xu hướng kinh doanh đồng thời cùng tồn tại, nhưng chỉ một số đó có xu hướng phù hợp và liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Do đó, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi mạnh vào các xu hướng mới. Bởi vì, khi lựa chọn đúng xu hướng nó có thể giúp doanh nghiệp mở ra một thị trường và cơ sở khách hàng hoàn toàn mới.

Không phải xu hướng nào cũng có tuổi thọ cao. Liên tục cập nhật và nắm bắt các xu hướng mới chính là “con đường tắt” đưa doanh nghiệp của bạn vươn xa hơn.

Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả các chiến lược tiếp thị là một cách để doanh nghiệp đo lường các mục tiêu tiếp thị của mình dựa trên những con số cụ thể. Ví dụ: Tăng trưởng doanh số bán hàng, doanh thu bán hàng.

CMO

CMO là người đánh giá cho các chiến lược marketing.

Do đó, trước khi một công ty triển khai chiến dịch tiếp thị, CMO nên đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị một cách chi tiết và rõ ràng nhằm tối đa hóa sự thành công của chiến dịch tiếp thị.

Một quy trình hoàn hảo sẽ kết nối tốt các hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều này, giám đốc marketing cũng cần sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến ​​từ các giám đốc điều hành và các chuyên gia hoạt động trong toàn công ty.

Xây dựng được môi trường, văn hóa hợp tác

Một Giám đốc marketing sẽ không tách biệt với nhóm của mình. Là một người đứng đầu của cả đội ngũ marketing bạn cần sở hữu hoặc phát triển các kỹ năng lãnh đạo. Tìm kiếm ra những tài năng và nuôi dưỡng để họ có thể phát huy hết khả năng của mình là một trong số đó.

CMO

Xây dựng một tập thể hòa nhập với nhau.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải tạo ra một nền văn hóa hợp tác, nơi mọi người đều có thể nghe và có tiếng nói. Nhìn nhận từ nhiều khía cạnh đưa ra những giải pháp hiệu quả đáng ngạc nhiên, khơi dậy các cảm hứng hay ý tưởng mới.

Đứng trên cương vị là một khách hàng để thấu hiểu

Công việc của một nhà làm marketing không phải là bán một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vào đó, một Chief Marketing Officer phải chịu trách nhiệm về tài sản lớn nhất của công ty – trải nghiệm của khách hàng.

Cũng giống như một CFO theo dõi các dòng lợi nhuận và giám đốc an ninh bảo vệ tài sản của công ty, công việc của CMO là bảo vệ và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Giám đốc marketing cần có những kiến thức cơ bản về “Tư duy thiết kế” và là người sẽ sẵn sàng đứng ra bảo vệ khách hàng với tư cách là người lãnh đạo công ty.

Yêu cầu công việc của Giám đốc Marketing

Công việc của giám đốc marketing còn phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào đi nữa thì Chief Marketing Officer cũng là người phải quản lý toàn bộ đội ngũ marketing và chịu trách nhiệm cho những hoạt động marketing của doanh nghiệp.

CMO

Công việc của một CMO là gì?

Nếu bạn trở thành một giám đốc marketing, bạn sẽ chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, dịch vụ khách hàng, nghiên cứu thị trường, hỗ trợ kinh doanh,… Cụ thể đó là:

  • Quản lý và giám sát quá trình làm việc của bộ phận làm chiến dịch Marketing.
  • Đánh giá và phát triển các chiến lược marketing của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch, triển khai, chỉ đạo và điều phối việc thực hiện các chương trình tiếp thị trên nhiều bộ phận.
  • Nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ, tìm hiểu thị trường và xác định nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Phối hợp với bộ phận bán hàng để phát triển chiến lược giá, tối ưu hóa lợi nhuận, thị phần và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
  • Xác định khách hàng tiềm năng.
  • Phát triển các chương trình khuyến mãi và khuyến mãi.
  • Lập kế hoạch và ngân sách cho các hoạt động tiếp thị như dự phòng R&D, ROI và P&L.
  • Xây dựng và định vị nhận thức về thương hiệu.
  • Giám sát các chiến lược tiếp thị nội dung và trực tuyến.

Một CMO giỏi cần những tố chất nào?

CMO là gì? Một số phẩm chất cần có ở một nhà Chief Marketing Officer đó là gì?

CMO

Những phẩm chất để tạo nên một CMO giỏi.

Sự dũng cảm là một tố chất cần có ở một nhà CMO. Cần sự dũng cảm để có thể đưa ra và thực hiện những ý tưởng táo bạo, mới lạ. Có như thế mới bứt phá được vòng vây an toàn, đạt những kết quả tốt hơn.

Có khả năng giao tiếp tốt để có thể dễ dàng trao đổi công việc khi làm việc trong môi trường yêu cầu tính tập thể như thế này.

Có hiểu biết rộng về công nghệ và kỹ thuật số. Do tính chất công việc này đòi hỏi sự am hiểu về công nghệ cũng như hoạt động nên nền tảng mạng xã hội cao.

Thu nhập của một Chief Marketing Officer

CMO là gì thì qua những thông tin trên chắc bạn đã nắm rõ hơn. Vậy thu nhập của một CMO là bao nhiêu chắc hẳn cũng là điều tò mò của không ít bạn.

Giám đốc Marketing là một trong những công việc được trả lương cao nhất hiện nay. Mức lương tối thiểu cho các CMO bắt đầu từ 10 triệu mỗi tháng. Tuy nhiên, hầu hết mức lương sẽ rơi vào khoảng 25 – 30 triệu trở lên, khoảng từ 40 – 50 triệu mỗi tháng.

Một số công ty lớn, Giám đốc marketing của các công ty lớn có thể lên tới 100-120 triệu đồng cho một tháng lương. Ngoài lương cứng, giám đốc marketing có nhiều thu nhập khác nhất, đó là tiền thưởng và đặc quyền.

Một vài CMO nổi tiếng tại Việt Nam

Cùng điểm qua những vị Chief Marketing Officer nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay nhé. Họ là những người vô cùng tài giỏi trong lĩnh vực marketing này như:

  • Ông Nguyễn Đình Thành, hiện đang là Giám đốc PR Truyền thông Le Bros. Bạn có thể theo dõi và học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ vị CMO này.
  • Ông Lê Quốc Vinh, hiện đang sở hữu cho mình ba công ty làm về lĩnh vực truyền thông vô cùng nổi tiếng. Ông là một người xử lý khủng hoảng truyền thông nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế.
  • Bà Hoàng Thị Mai Hương, hiện là Tổng giám đốc Công ty Truyền thông Quốc tế Saatchi & Saatchi. Từ những kinh nghiệm làm việc và hoạt động trên lĩnh vực marketing này thì chắc chắn bạn sẽ học được những điều bổ ích từ bà.

Một số chức danh giám đốc thường gặp khác

CMO

Những vị trí cần có của một doanh nghiệp.

Trong công ty, ngoài giám đốc marketing ra còn có những chức vị giám đốc khác như: Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc vận hành (COO), Giám đốc thương mại (CCO),…

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được CMO là gì? Vai trò và yêu cầu cần có ở một CMO. Cùng theo dõi ACCESSTRADE để bổ sung thêm cho bản thân những kiến thức về kinh doanh  bổ ích nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x