Copywriter là gì? Lương thưởng, cơ hội công việc và thăng tiến

Rất nhiều bạn sinh viên muốn tìm hiểu Copywriter là gì. Copywriter là công việc sáng tạo nội dung đa dạng hình thức như nội dung viết, video, âm thanh, slogan, tagline… Copywriter có tính chất công việc khá tương đồng với Content Creator hay Content writer nên thường xuyên bị nhầm lẫn, nhập nhằng với nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về Copywriter để phân biệt với các ngành khác, cũng như tìm hiểu về mức lương, cơ hội làm việc và các kỹ năng cần thiết để thành công với ngành này thì hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Copywriter là gì?

Định nghĩa một Copywriter là gì?

Copywriter là những cây sáng tạo nội dung, bao gồm content marketing, slogan, văn bản, ảnh, âm thanh, video, POSM, podcast… nhằm mục đích tăng nhận diện truyền thông, xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển doanh số hoặc lợi nhuận bán hàng. Tóm lại, copywriter là ngành nghề xây dựng đa dạng loại hình nội dung với mục đích quảng cáo và marketing cho doanh nghiệp.

copywriter là gì

Vai trò và tầm quan trọng của một Copywriter là gì?

Copywriter đảm nhận vai trò nội dung – một trong những khía cạnh cốt lõi quan trọng nhất trong mỗi chiến dịch của công ty. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần Copywriter ở nhiều cấp độ để suy nghĩ, lập kế hoạch và triển khai nội dung cho các chiến dịch, hoạt động, các chương trình khuyến mãi…

Tư duy của một Copywriter là vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, bởi những nội dung sáng tạo bởi copywriter sẽ là cốt lõi của công ty trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng doanh thu và lợi nhuận. Nếu không có copywriter, đội ngũ marketing sẽ rất khó triển khai bất kỳ kế hoạch tiếp thị nào để ra hiệu quả mong đợi.

Mô tả công việc của một Copywriter

Dưới đây là phân loại về những ngành nghề copywriter phổ biến nhất hiện nay.

Công việc theo nội dung viết

Creative/Advertising Copywriter

Phân loại copywriter này làm những công việc khá cụ thể và thực tế với doanh nghiệp. Họ là những người không cần viết quá nhiều vì công việc của họ thường là viết tagline, slogan chỉ vài chữ. Công việc của một creative/advertising copywriter là khá thú vị, tuy vậy copywriter trong phân loại này cần sự sáng tạo liên tục, đồng thời viết ít nhưng cần thật sự cô đọng, súc tích, có khả năng gắn kết và tạo hướng đi cho các content khác trong chiến dịch.

copywriter là gì

Sales Letter Copywriter

Đây là công việc có thể xem là gốc gác của nghề copywriter, do từ ngày xửa ngày xưa copywriter là những người viết thư, tờ rơi, tin báo để bán hàng. Họ cần sắp xếp câu chữ trên nội dung sao cho hợp lý, khiến bài viết có tính mạch lạc và hấp dẫn người đọc nhất. Copywriter dạng này thường viết những bài viết ở những nơi yêu cầu chất lượng bài viết cao như website công ty, thông cáo báo chí…

copywriter là gì

Digital Copywriter

Phân loại Digital Copywriter sẽ là người sản xuất nội dung trên các công cụ Digital, chủ yếu là Social media, SEO, platforms…thuộc digital giúp tăng chuyển đổi (conversion rate) cho các chiến dịch và tăng doanh thu online cho doanh nghiệp.

Tech Copywriter

Tech Copywriter cũng có điểm tương tự Tech recruiter, đó là chỉ chuyên về mảng kỹ thuật và công nghệ. Người làm copywriter mảng Tech sẽ phải đảm nhiệm các nội dung liên quan đến công, kỹ nhiều bao gồm cả viết bài website, viết giới thiệu công ty, giới thiệu sản phẩm, các bài viết chuyển đổi… Với phân loại ngành này, Tech Copywriter cần phải có kiến thức chuyên ngành xịn để “nhai” và biến hóa các nội dung sao cho gây được niềm tin và uy tín của sản phẩm.

copywriter là gì

SEO Copywriter

Copywriter phân loại SEO thường làm các công việc liên quan đến bài viết, thông tin…trên website của doanh nghiệp. Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều đầu tư vào website và SEO nhằm tối ưu khả năng xuất hiện trên internet và tăng chuyển đổi online. SEO Copywriter tập trung vào các kỹ năng như cách đặt keyword, tần suất, cách chia đoạn, cách tối ưu từ khóa trong bài viết và cần có một số kiến thức cơ bản về SEO.

Brand Copywriter

Brand Copywriter hay In-house Copywriter hay được ví von là ‘đại hiện thương hiệu’ về mặt ngôn ngữ. Họ có thể đồng đóng vai trò là phóng viên, nhà báo riêng của thương hiệu vì chỉ đưa tin về brand đó mà thôi, nên hay được gọi là ‘Brand Copywriter’. Phân loại copywriter này sẽ đảm nhiệm hầu như mọi nội dung liên quan đến thương hiệu, và chủ yếu là bài PR và thông cáo báo chí.

copywriter là gì

Theo nơi làm việc

Agency Copywriter

Agency Copywriter là copywriter làm việc tại agency. Khi agency nhận về một yêu cầu từ khách hàng (thường là cách doanh nghiệp, tổ chức), copywriter của agency sẽ đảm đương các trọng trách liên quan đến nội dung cho dự án đó. Do đó, agency copywriter thường phải viết rất nhiều loại nội dung cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng, mô hình sản xuất và dịch vụ khác nhau. 

copywriter là gì

Trận mạc tại agency sẽ giúp nâng cao kỹ năng rất nhiều cho bất cứ copywriter nào. Đó là lý do rất nhiều bạn trẻ muốn trau dồi và rèn luyện bản thân trong nghề này đều muốn thử sức ở agency. 

Corporate Copywriter

Trái lại với agency copywriter, corporate copywriter chỉ làm việc tại các công ty không phải agency (không nhận project sáng tạo bên ngoài) và chỉ viết nội dung cho một thương hiệu duy nhất, hoặc các thương hiệu khác nhau nằm cùng một hệ thống công ty chủ.

copywriter là gì

Corporate Copywriter cũng thường được gọi là Content Marketing trên các tin tuyển dụng của doanh nghiệp, họ đảm nhận các công việc thường thấy của copywriter như viết slogan, bài PR, social, digital, SEO… Làm việc tại Corporate có phần nhàn và tập trung vào các sản phẩm cố định hơn so với agency, nhưng lại đòi hỏi nhân sự có tay nghề cao và phải chịu trách nhiệm cao hơn với các sản phẩm mình làm. Corporate copywriter cũng cần phải có tư duy trong việc phát triển thương hiệu về lâu dài, đặt ra mục tiêu, chiến lược cho kế hoạch phát triển đó, chứ không chỉ đơn thuần là những dự án ngắn hạn, cụ thể.

Freelance Copywriter

Trên thị trường lao động có rất nhiều freelance copywriter. Họ là những copywriter không thuộc agency hay công ty cụ thể nào mà là những lao động tự do có thể tự nhận những công việc mà mình muốn. Freelance copywriter giống với agency copywriter ở chỗ họ có thể nhận đa dạng dự án từ nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc và thường rất đa năng. Freelancer có thể nhận job từ liên hệ booking trực tiếp, hoặc thông qua các website tìm việc như Freelancer.com.

copywriter là gì

Hiện có rất nhiều lao động đã hoàn toàn nghỉ việc ở công ty để làm freelance copywriter, hoặc nhận thêm một số dự án bên ngoài vào giờ hành chính. Công việc này khá tự do về mặt thời gian và dự án, như đi cùng đó là sự kém ổn định, lên xuống về thu nhập. Vì vậy nếu chưa có một portfolio xịn với các brand uy tín thì bạn không nên bỏ việc làm freelancer ngay vì khả năng không nhận được job của bạn sẽ rất cao.

> Xem thêm: 5 quy tắc xây dựng content cho doanh nghiệp SME

Phân biệt giữa Copywriter, Content Creator và Content Writer

Khi tìm hiểu về Content Marketing hay đi đọc các tin tuyển dụng, hẳn nhiều bạn sẽ rất bối rối về sự khác biệt giữa Copywriter, Content Creator và Content Writer. Ba khái niệm này tuy khá gần gũi về mặt ngữ nghĩa cũng như nội dung công việc, nhưng khi đào sâu vấn đề, ta sẽ thấy chúng có những điểm riêng biệt khác hoàn toàn với nhau.

copywriter là gì

Content Creator Content Writer Copywriter
Vai trò Tạo ra những nội dung hữu ích và thu hút người đọc, người xem Tạo ra những nội dung hữu ích và thu hút người đọc, người xem Tạo nội dung nhằm thuyết phục và thúc đẩy người đọc mua hàng
Mục đích tạo nội dung Có nhiều mục đích tạo ra nội dung khác nhau như giáo dục, sự kiện, giải trí, quảng cáo, hoặc có thể chỉ để phục vụ sở thích cá nhân Nội dung thường được tạo với mục đích Marketing. Các nội dung này không hẳn sẽ đề cập trực tiếp đến việc bán sản phẩm, nhưng sẽ liên quan mật thiết đến thương hiệu và sản phẩm của thương hiệu. Mục đích của nội dung liên quan trực tiếp đến marketing. Đây là nội dung nhằm thuyết phục người đọc trở thành người mua một cách trực tiếp các sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Loại nội dung Đa dạng hình ảnh, video, âm thanh, ca nhạc, dạng viết… Dạng văn bản (ngắn hoặc dài) Chủ yếu là văn bản (cần gãy gọn, súc tích)
Kênh phân phối nội dung Bất kỳ nền tảng nào Thường phân phối trên website, blog, social media, email, báo chí, newsletter Thông qua các ấn phẩm, sản phẩm quảng cáo hoặc các website về sản phẩm, dịch vụ
Nơi làm việc Agency, Corporate, Freelancer Agency & Corporate Agency (chủ yếu), Corporate

 

Việc hiểu rõ và phân biệt được ba khái niệm này trong thị trường lao động là rất quan trọng. Bạn cần phải nắm rõ được bản chất và hiểu về mục đích của chúng một cách rõ ràng để định hướng nghề nghiệp cho bản thân. 

Tuy vậy, nếu đam mê Marketing, bạn chỉ nên hiểu chứ không nên lúc nào cũng phân biệt quá rạch ròi công việc, hay chỉ tìm hiểu về 1 trong số 3 công việc này. Bởi trong môi trường làm việc, ba vị trí này có sự gắn bó chặt chẽ và phục vụ những mục đích tương tự nhau.

> Xem thêm: Tình hình Content Marketing 2022

Mức lương và cơ hội làm việc của Copywriter là gì?

Chuyên môn của nghề Copywriter gần như có thể ứng dụng trong tất cả ngành hàng doanh nghiệp khác nhau. Do đảm nhận trọng trách chính là lên ý tưởng, tạo ra các ấn phẩm và sáng tạo nội dung phục vụ trực tiếp mục đích bán hàng và nâng cao thương hiệu nên vị trí Copywriter luôn là cần thiết với mọi doanh nghiệp lớn nhỏ. Trên thị trường có rất đông yêu cầu tuyển dụng cho vị trí Copywriter với mức lương đa dạng, tùy theo phân loại copywriter, số năm kinh nghiệm và tọa độ làm việc khác nhau. 

Mức lương trung bình của Copywriter 

Theo các trang tuyển dụng, mức lương trung bình của Copywriter rơi vào khoảng từ 11,5 – 17,5 triệu dành cho người làm full-time. Mức lương này đang được tính chung ở Việt Nam, nhưng có sự phân hóa khác nhau (dù không lớn) trên các trang tuyển dụng. Tùy vào cấp bậc, phân loại ngành hàng, vị trí làm việc…mà copywriter sẽ nhận những mức lương khác nhau.

Mức lương Copywriter phân theo loại ngành

copywriter là gì

Tùy vào từng ngành mà mức lương của copywriter sẽ khác nhau. Chẳng hạn:

  • Sales Letter Copywriter content: Khối lượng và chất lượng công việc của copywriter ở phân loại này thường được yêu cầu đầu ra cao nhất. Vì vậy phân loại này cũng nằm trong nhóm ngành có lương cao nhất, khoảng từ 11-18 triệu/tháng cho nhân viên làm full-time.
  • Creative/Advertising copywriter: Lương hợp đồng mà doanh nghiệp thường trả cho phân loại copywriter này là khoảng 10-15 triệu/tháng. Tuy vậy, tại agency, copywriter có thể ăn lương theo quảng cáo và các head creative tại các agency có thể đạt mức lương tớ 60 triệu/tháng.
  • Digital Copywriter: Phân loại copywriter này nghiêng hẳn về mảng digital content và chủ yếu tập trung tối ưu hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và làm truyền thông trên đa phương tiện. Mức lương của digital Copywriter vào khoảng 8-12 triệu/tháng.
  • SEO Copywriter: Gần như có công việc tương tự với Digital Copywriter, nhưng SEO Copywriter tập trung hơn vào tối ưu công cụ tìm kiếm. Mức lương của phân loại này cũng rơi vào khoảng 8-12 triệu/tháng.
  • Freelancer Copywriter: Đây là phân loại ngành copywriter có mức thu nhập kém ổn định nhất, bởi thu nhập của freelancer phụ thuộc vào lượng công việc mà họ hoàn thành trong tháng đó. Nếu chăm chỉ, freelancer copywriter có thể đạt mức thu nhập rất cao, từ 20-40 triệu/tháng. Vì không thông qua doanh nghiệp nào nên họ hoàn toàn có thể hưởng phần tiền thù lao từ các dự án mình nhận.

Mức lương theo vùng miền

Theo các trang tuyển dụng, TP.HCM là lãnh địa của Copywriter khi là địa điểm tuyển dụng vị trí này nhiều nhất và mức lương cạnh tranh cao nhất. Mức lương trung bình của copywriter ở TP.HCM rơi vào khoảng 8-15 triệu/tháng. Trong khi đó tại các thành phố lớn khác như Hà Nội hay Đà Nẵng, mức này sẽ thấp hơn khoảng 1-2 triệu. 

copywriter là gì

Ở các tỉnh, thành phố khác, mức lương copywriter sẽ rơi vào khoảng 5-9 triệu/tháng. Tuy lương cứng của copywriter không quá cạnh tranh, nhưng thu nhập sẽ cao hơn mức lương cứng từ những khoản thưởng, phần trăm hợp đồng, thưởng doanh thu v..v..

Mức lương theo vị trí

Mức lương của Copywriter sẽ tăng lên cao hơn khi nhân viên trong ngành này ngồi vào những vị trí cao hơn trong phòng Marketing. Mức lương của copywriter tại các vị trí được các trang tuyển dụng tổng hợp lại và chia trung bình như sau:

Vị trí Lương (tính theo tháng)
Intern Copywriter 3 – 5 triệu hoặc thỏa thuận theo năng lực
Junior Copywriter (chưa có hoặc có ít kinh nghiệm) Trung bình 7 – 10 triệu, cao hơn có thể lên đến 15 triệu
Senior Copywriter (4 – 5 năm kinh nghiệm) 14 – 45 triệu
Content Manager (2 – 3 năm kinh nghiệm) 20 – 35 triệu
Content Director (2 – 3 năm kinh nghiệm) 20 – 40 triệu

 

Như vậy, mặc dù trung bình ngành copywriter có mức lương là 11-17 triệu/tháng, thì các copywriter hoàn toàn có thể có mức lương cao hơn rất nhiều nếu đạt cấp độ leader, manager hoặc director. 

Học ngành gì để trở thành Copywriter?

Hiện tại ở Việt Nam, chưa có khoa hay trường đại học nào tuyển sinh ngành Copywriter. Thậm chí, nhiều sinh viên còn phải tự tìm hiểu về ngành nghề này và phân biệt, định vị chúng trong thị trường làm việc. Tuy nhiên bạn có thể theo học một số khối ngành sau để có nền tảng vững chắc về truyền thông – sáng tạo nội dung – kinh doanh – quảng cáo nhé:

copywriter là gì

  • Ngành báo chí: Khi theo học ngành báo chí, bạn sẽ được trang bị các kỹ năng đa dạng liên quan đến nội dung như viết bài PR, viết báo, thuyết minh, lấy tin, quay chụp, ghi âm, làm phóng sự… và biết cách thu thập, tìm hiểu thông tin về nhiều ngành nghề.
  • Ngành ngôn ngữ: Ngành ngôn ngữ rèn luyện cho bạn tư duy, hiểu biết về mặt nội dung, câu chữ. Bạn sẽ được nghiên cứu, phân tích các tác phẩm và học cách viết với nhiều thể loại một cách chính xác và truyền tải được tốt nhất. Đa số các ngành ngôn ngữ đều sẽ có môn, hoặc chuyên ngành liên quan đến kinh doanh, bạn có thể tiếp xúc ngay với các kiến thức về doanh nghiệp trên ghế nhà trường.
  • Ngành kinh doanh: Các nhóm ngành kinh doanh như quản trị kinh doanh, marketing… tuy không tập trung nhiều vào trau dồi sự sáng tạo, nhưng sẽ cho bạn tư duy tốt nhất về việc tìm hiểu thông tin thị trường, thông tin khách hàng và cách bán hàng hiệu quả. Nếu muốn đi xa, kiến thức kinh doanh sẽ cho bạn tư duy logic, cách lập luận chặt chẽ, hướng đến khách hàng để lập kế hoạch, đưa ra định hướng hợp lý nhất ở cương vị leader, manager trong tương lai.
  • Ngành Marketing: Copywriter là một vị trí luôn thuộc phòng ban Marketing trong các doanh nghiệp. Vì thế, ngành Marketing là một trong những ngành phù hợp nhất để đào tạo ra một Copywriter chuyên nghiệp. Sinh viên ngành Marketing sẽ được đào tạo khá bao quát về các kỹ năng tiếp thị đến khách hàng cùng với tư duy kinh doanh khi làm việc với doanh nghiệp. Đa phần copywriter đều có xuất thân là sinh viên theo học ngành marketing hoặc các ngành liên quan.
  • Ngành truyền thông: Cũng có khá nhiều copywriter theo học ngành truyền thông. Sinh viên ngành truyền thông với những kiến thức về cách truyền tải thông điệp đến người đọc, cách nắm bắt và gây ảnh hưởng đến xu hướng của tệp khách hàng hay xây dựng hình ảnh thương hiệu sẽ là những nhân tố vô cùng phù hợp với ngành copywriter.  

7 Kỹ năng quan trọng của ngành Copywriter là gì?

copywriter là gì

Như đã phân tích rất kỹ càng bên trên, các kỹ năng của copywriter không chỉ bao gồm viết và tạo ra nội dung, mà đúng hơn là sáng tạo nội dung ở đa hình dạng, và phải gây hiệu quả trực tiếp tới việc tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp. Vậy các kỹ năng quan trọng của Copywriter là gì?

  • Kỹ năng viết: Viết tốt để thiên biến vạn hóa trong các dạng bài viết khác nhau để đạt hiệu quả truyền thông và phát sinh chuyển đổi tốt nhất.
  • Khả năng tư duy, hiểu vấn đề và sáng tạo tốt để đưa ra những ý tưởng ‘đột phá’, không để nội dung trở nên nhàm chán, mãi đi theo lối mòn.
  • Kỹ năng nghiên cứu: Để tìm ra insights của khách hàng, nắm bắt, tìm ra hoặc thậm chí tạo ra các xu hướng mới của thị trường.
  • Nắm bắt tâm lý khách hàng: Đây là khả năng giúp copywriter nhìn nhận các nhu cầu, sở thích và đi trong “đôi giày” của khách hàng để tạo ra những nội dung phù hợp nhất với họ.
  • Kỹ năng giao tiếp: Cần phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng thời giao tiếp, phỏng vấn khách hàng, lấy tin từ thị trường.
  • Chiến đấu và chấp nhận sửa đổi: Đặc thù của ngành sáng tạo là sẽ nhận về các ý kiến khác nhau, đôi khi ý kiến của sếp không tương đồng với ý kiến của bạn và có thể lệch với hướng đi ban đầu. Tuy nhiên bạn vẫn cần cởi mở để nghe đóng góp, sau đó tư duy và đề ra phương án tốt nhất.

Lời kết

Trên đây là tất tần tật các thông tin về chủ đề Copywriter là gì. Có thể thấy Copywriter là một ngành nghề đã có từ xa xưa, và xã hội càng hiện đại thì ngành này càng được ‘réo tên’ nhiều hơn và đóng vai trò quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào. Bài viết còn đi kèm cả các kỹ năng cần trau dồi về ngành copywriter, cũng như mức lương tương xứng với các vị trí, phân loại và nơi làm việc khác nhau của copywriter. Hy vọng rằng qua bài viết này của ACCESSTRADE, bạn đã có những thông tin mà mình cần về ngành Copywriter nhé!

Bạn giỏi về sáng tạo nội dung và có khả năng hiểu biết, nắm bắt thông tin tốt? Đăng ký làm Publisher ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x