OKR là gì và cách thực hiện OKRs thành công

Trải qua hành trình phát triển từ thập kỷ 1970, OKR (Objectives and Key Results) ngày nay đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Vậy OKR là gì, làm sao để xây dựng chiến lược OKR đạt hiệu quả cao trong doanh nghiệp? Bài viết của ACCESSTRADE sẽ giúp bạn khám phá nguồn gốc và ứng dụng của OKR, cách xây dựng chiến lược OKR hiệu quả để định hình và đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Download trọn bộ tài liệu OKRs

Dưới đây sẽ là một tài nguyên quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xây dựng và quản lý mục tiêu OKRs trong tổ chức của mình

Bộ tài liệu bao gồm:

  • OKRs cho người mới bắt đầu
  • Hướng dẫn viết OKRs tốt
  • Các bước áp dụng OKRs vào công ty
  • OKRs for beginner (Felipe Castro)
  • The ABCs of OKRs (Paul Niven)
  • Google’s OKRs Playbook
Download trọn bộ tài liệu OKRs
Download trọn bộ tài liệu OKRs

Để có thể hiểu được tổng quan về OKR, xin mời bạn tiếp tục đọc bài viết!

OKR là gì?

OKR có tên tiếng Anh đầy đủ là Objective Key Results, đây là phương pháp quản trị doanh nghiệp theo mục tiêu giữa nội bộ tổ chức với tất cả nhân viên trong cùng 1 doanh nghiệp, công ty có sự kết nối và đi đúng theo 1 mục tiêu định hướng đã đề ra. 

Ngoài ra, OKR cũng đảm bảo cho việc hợp tác giữa các các cá nhân được diễn ra một cách xuyên suốt và tốt đẹp.

OKR là gì?
OKR là gì?

Cấu trúc của OKR

OKR sẽ được xét theo 2 yếu tố chính đó là Objective và Key Result.

  • Objective (Mục tiêu): Được thiết lập để thúc đẩy và vận hành công việc được tốt hơn. Mục tiêu này sẽ dựa trên tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra định hướng phù hợp trong tương lai.
  • Key Result (Kết quả then chốt): Điều này sẽ đo lường mức độ thành công của mục tiêu đã được đặt ra. Và sẽ được áp dụng trong suốt quá trình hoạt động, làm việc của doanh nghiệp.

Nguyên lý hoạt động của OKR 

Nguyên lý hoạt động của OKR sẽ dựa trên hệ thống các tính chất sau:

  • Tính tham vọng: Mục tiêu sẽ luôn được thiết lập cao hơn so với năng lực doanh nghiệp hiện tại.
  • Tính đo lường được: Kết quả then chốt được gắn với các mốc thời gian có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Các nhân viên trong doanh nghiệp kể cả các đơn vị cấp cao đều có thể theo dõi OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR được áp dụng để đánh giá về hiệu suất làm việc của tập thể nhân viên trong doanh nghiệp.

Lợi ích của OKRs

– Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ: OKR giúp kết nối hiệu suất làm việc giữa các cá nhân và phòng ban để hoàn thành tốt mục tiêu chung của doanh nghiệp đã đề ra. Tạo nên tính nhất quán và thống nhất trong khâu hoạt động.

– Tập trung vào các vấn đề chủ chốt: Mô hình OKR sẽ đưa ra cụ thể các mục tiêu cho mỗi cấp độ trong doanh nghiệp để ưu tiên những nhiệm vụ cần phải làm đầu tiên và đúng tiến độ, mang lại hiệu quả.

– Thể hiện sự minh bạch: Mô hình OKR cũng xây dựng sự minh bạch trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Vì thế nhân viên có thể nắm được kế hoạch làm việc giữa các cá nhân, phòng ban chi tiết.

– Trao quyền tới nhân viên: Việc nắm rõ được các hoạt động trong công việc, ban lãnh đạo cũng sẽ có các quyết định chính xác hơn, khuyến khích và ban thưởng cho những nhân viên hoàn thành công việc tốt.

– Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Thông qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được thông tin tổng quát về % mục tiêu mà các phòng ban đã đạt được trong quá trình làm việc.

OKRs dành cho những doanh nghiệp nào?

Mô hình OKRs phù hợp và dành cho mọi loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau. Nếu doanh nghiệp của bạn có số lượng nhân viên từ 5 đến 10 người hay 1 tập đoàn tổ chức vài nghìn người thì đều có thể sử dụng và áp dụng OKRs trong việc xây dựng, hoạt động của doanh nghiệp.

OKRs dành cho những doanh nghiệp nào?
OKRs dành cho những doanh nghiệp nào?

Phân loại OKRs

OKRs cam kết

Đây là những OKRs khi đặt ra mục tiêu phải cam kết đạt được 100%. Những mục tiêu này đồng thời cũng nên mang tính thực tế và doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực và cố gắng để có thể hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.

Để mang tính hiệu quả thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh về nguồn lực để áp dụng trong việc vận hành, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh được tối ưu hơn.

OKRs mở rộng/ khát vọng

OKRs mở rộng/khát vọng là cách mà doanh nghiệp mong muốn sẽ có những thành tựu nổi bật trong tương lai. Cũng có thể gọi nó là mục tiêu tương lai, mục tiêu kéo dài, mục tiêu tham vọng. Về OKRs mở rộng có thể sẽ kéo dài nhiều quý, hoặc nhiều năm.

Ứng dụng OKRs trong thực tế

Trong công việc 

Ứng dụng OKRs trong công việc sẽ bao gồm các nhóm đối tượng sau:

OKRs dành cho công ty

  • Mạnh mẽ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.
  • Mở rộng kênh phân phối sản phẩm lên ít nhất 3,000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
  • Thực hiện các chính sách cạnh tranh và giảm giá bán sản phẩm trên thị trường.
  • Nâng cấp, tối ưu hóa sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chất lượng ít phát sinh lỗi khi xuất xưởng.

OKRs dành cho lãnh đạo

  • Điều phối, dẫn dắt công ty phát triển và tăng trưởng.
  • Cho ra mắt các sản phẩm mới.
  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm lên ít nhất 10,000 khách hàng.
  • Mở rộng các chi nhánh toàn quốc.

OKRs dành cho nhân viên biên tập nội dung

  • Tập trung và nâng cao chất lượng bài viết tốt hơn.
  • Hoàn thành 1 khóa đào tạo về biên tập liên quan đến lĩnh vực đang đảm nhận.
  • Chỉnh sửa nội dung bài viết khi được khách hàng yêu cầu.
  • Đọc thêm các đầu sách về chuyên ngành.

Trong cuộc sống

OKRs về tài chính

  • Nâng cao về khả năng thu nhập hàng tháng.
  • Tạo thêm 1 nguồn thu nhập bị động.
  • Có thời gian rảnh có thể nhận dự án Freelance để làm thêm.

OKRs về sức khỏe

  • Kiên trì tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày nâng cao sức khỏe.
  • Mục tiêu chạy bộ 5km đều đặn mỗi ngày.
  • Không ăn gì sau 9 giờ tối.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hoạt động lành mạnh.

OKRs về gia đình

  • Đoàn kết, gắn kết tình cảm gia đình.
  • Các thành viên luôn sum họp ăn tối chung cùng nhau.
  • Vui chơi, đọc sách cùng con mỗi tối trước khi ngủ.
  • Tổ chức dã ngoại, vui chơi định kỳ.

Top doanh nghiệp áp dụng thành công OKRs

Trong nước

Top các doanh nghiệp áp dụng thành công OKRs trong nước có thể kể đến như:

  • FPT: Do ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc FPT vào năm 2019 ông đã đưa phương pháp quản trị mục tiêu OKRs áp dụng tại FPT. Một tập đoàn với quy mô hơn 36,000 nhân viên. 
  • Tinh Vân: Năm 2015, Tinhvan Group bắt đầu triển khai OKRs trên quy mô toàn tập đoàn. Sau đó chuyển dần xác lập OKRs đến cấp phòng ban và đã nhận được sự ủng hộ cũng như mang lại hiệu quả vượt bậc.

Quốc tế

Ngoài ra, top các doanh nghiệp áp dụng thành công OKRs quốc tế có thể kể đến như:

  • Intel: Andy Grove đã gia nhập Intel với cương vị CEO và ông đã mang phương pháp quản trị OKRs đến với Intel ngay tại thời điểm đó. Sau 1 năm sau, đến 1975 OKRs mới hoạt động trơn tru và hoàn thiện.
  • Google: John Doerr cũng đã tiếp cận OKRs khi làm thực tập sinh tại Intel và nhận thấy hiệu quả mà OKRs tại Intel mang lại trong việc giúp nhân viên của họ tập trung vào các mục tiêu. John Doerr đã giới thiệu OKRs với ban lãnh đạo cấp cao của Google khi đó. Và hiện tại Google cũng đang áp dụng hình thức này rất hiệu quả.

Cách viết OKRs đúng

Tính chất của Objective

Objective (Mục tiêu) luôn phải đề cao về tầm quan trọng và đảm bảo nó có ý nghĩa trong việc thực hiện. Mô hình OKRs là sẽ tập trung vào những điều quan trọng, vì vậy mục tiêu hướng đến phải có sự ảnh hưởng lớn và ý nghĩa đối với doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Tranh lãng phí nguồn lực, tài nguyên và thời gian.

Thứ hai, mục tiêu phải tạo nên cảm hứng và thôi thúc, giúp nhân viên hiểu tầm quan trọng với công việc mình đang làm và làm việc 1 cách nhiệt huyết nhất. Nếu mục tiêu khi nhìn vào mà bạn cảm thấy nó không có gì nổi bật có lẽ bạn sẽ rất nhàm chán?

Tiếp nữa, Objective phải hướng hành động và tạo động lực cho nhân viên tiến bộ và tiến lên về phía trước.

Và cuối cùng. Objective phải đề cập đến sự rõ ràng và có thời hạn, tất cả cá nhân, ban ngành trong doanh nghiệp đều  phải hiểu rõ mục tiêu và biết mình đóng vai trò gì trong mục tiêu ấy.

Cách viết Key Results

Kết quả then chốt phải có tác động đến mục tiêu. Nghĩa là kết quả chính là điều bạn cần đạt được để tiến tới mục tiêu đã đề ra. Nếu các kết quả chính không có con số, thống kê cụ thể đi kèm đồng nghĩa với việc mục tiêu của bạn sẽ trở nên mơ hồ và khó kết luận hiệu quả chính xác.

Cách viết OKRs đúng
Cách viết OKRs đúng

Bạn chỉ nên có 3-5 kết quả chính cho mỗi mục tiêu điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào OKRs. Nếu đảm nhận quá nhiều công việc có thể bạn sẽ không hoàn thành tốt. Nhưng nếu tập trung vào 1 công việc và đạt được mục tiêu đề ra thì kết quả lại khác.

Tiếp nữa, kết quả chính cũng cần phải có thời gian cụ thể điều này tạo động lực và thúc ép bạn hoàn thành sớm nhất. Khi kết quả chính hoàn thành thì Mục tiêu của bạn cũng sẽ được hoàn thành.

Khi đã hoàn tất và viết được ra bộ OKRs bạn có thể tự mình kiểm tra lại bằng cách đặt các câu hỏi như:

  • Nếu các kết quả chính đã hoàn thành thì mục tiêu của bạn đã đạt chưa?
  • Bỏ đi 1 kết quả chính thì mục tiêu có đạt được không?
  • Còn thiếu kết quả chính nào không?

Nếu các kết quả chính đã được hoàn thành nhưng mục tiêu bạn chưa đạt được. Điều này có nghĩa là bạn đang tạo ra các kết quả chính sai và hãy sửa đổi, bổ sung để hoàn 

Nguyên tắc cốt lõi để thực hiện OKRs thành công

Sự tìm hiểu và cam kết của người quản lý cao nhất

Nguyên tắc cốt lõi đầu tiên cũng như là quan trọng nhất trong việc thực hiện OKRs thành công đó chính là sự cam kết của người lãnh đạo cao nhất với OKRs. 

Khi đã thiết lập OKRs, nếu người quản lý cho rằng sẽ có các mục tiêu khác quan trọng hơn và không tập trung vào những mục tiêu đã được cam kết thì đồng nghĩa nhân viên cũng sẽ không tập trung vào các mục tiêu của OKRs được đề ra. 

Sự đồng lòng và cam kết của cả tổ chức

OKRS cũng đòi hỏi về sự cam kết và đồng lòng của tất cả thành viên trong tổ chức. Bạn có thể tổ chức các buổi thuyết trình truyền cảm hứng và giải thích, hỗ trợ với những ai chưa thực sự hiểu rõ về OKRs. Để 1 tổ chức có thể phát triển vững mạnh, đi đúng 1 hướng thì yếu tố đồng lòng, đoàn kết là không thể bỏ qua. 

Văn hóa trao đổi tích cực

OKRs mang tính công khai nên mỗi cá nhân trong tổ chức đều có thể thiết lập mục tiêu riêng cho mình và xây dựng, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Để thực hiện điều này, các cá nhân cũng nên trao đổi thêm về giao tiếp, đóng góp mang tính xây dựng trong 1 tổ chức để cùng nhau cải thiện, đưa ra các OKRs tốt hơn.

Nguyên tắc cốt lõi để thực hiện OKRs thành công
Nguyên tắc cốt lõi để thực hiện OKRs thành công

Theo dõi tiến độ liên tục

Việc theo dõi sẽ được thực hiện liên tục trong suốt chu kỳ OKRs theo tuần/tháng. Điều này giúp người quản lý có thể nắm được thông tin, quá trình hoạt động của mỗi cá nhân, ban ngành trong cùng 1 tổ chức làm việc. 

Các công cụ bổ trợ đắc lực cho OKRs

Asana 

Asana là một trong các công cụ bổ trợ đắc lực cho OKRs với các tính năng nổi bật như:

  • Giao diện thân thiện với người dùng, dễ thao tác làm quen.
  • Theo dõi tiến độ làm việc, mục tiêu theo các mốc thời gian.
  • Kết nối team, đội nhóm cùng thực hiện công việc.
  • Nội dung công việc công khai, rõ ràng.
  • Cho phép từng cá nhân thấy được đóng góp của mình cho tổ chức.

Phần mềm VNOKRs

VNOKRs cũng là phần mềm quản trị giúp triển khai OKRs trở nên dễ dàng, tối ưu dành cho các doanh nghiệp. Phần mềm VNOKRs được xây dựng theo nguyên lý vận hành của OKRs và nổi bật với các yếu tố:

  • Check-in: Có thể tổ chức các cuộc họp giữa các nhóm, ban ngành. Để theo dõi tiến độ làm việc, nhắc nhở cải thiện các vấn đề chưa được tốt trong quá trình hoạt động,vv…
  • Liên kết: Các mục tiêu được thể hiện minh bạch, công khai giữa nhân viên, bộ phận cấp trên và người quản lý cấp cao.
  • Theo dõi: Tất cả các bộ phận, nhân viên cùng tổ chức đều có thể theo dõi, kiểm tra tiến độ làm việc, thực hiện mục tiêu của các cá nhân, phòng ban của tổ chức.

Kết luận

Qua bài viết trên của ACCESSTRADE, bạn cũng đã nắm được thông tin về OKR là gì và có cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp OKR trong quản lý doanh nghiệp. Hy vọng đây là bài viết mà bạn cảm thấy hữu ích và đang muốn tìm hiểu để thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức mình đang quản lý.

Tham khảo bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x