Performance Marketing là gì? Case study thành công qua chiến dịch app MBBank?

Performance marketing là gì? Performance Marketing đóng vai trò gì quá trình chiến lược Digital Marketing? Hãy cùng ACCESSTRADE tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc từ thuật ngữ này nhé! 

Table of Contents

Performance Marketing là gì? 

Performance Marketing có nghĩa là doanh nghiệp triển khai hoạt động tiếp thị dựa trên hiệu suất hay kết quả mà nó mang lại. Trong đó, các nhà quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị sẽ được trả lợi nhuận sau khi hoàn thành những hành động cụ thể như leads, clicks…

Performance Marketing áp dụng mô hình chi phí quảng cáo dựa trên hành vi của người dùng, doanh nghiệp chỉ trả phí khi khách hàng thực hiện những hành động cụ thể như đăng ký, mua hàng, điền form…thành công dựa trên yêu cầu ban đầu của doanh nghiệp đưa ra.

Với Performance Marketing giúp doanh nghiệp thu về những con số thực, giảm thiểu rủi ro cho nhà quảng cáo khi phải trả tiền cho các nguồn truy cập nhưng chỉ thu về lượt click ảo, người dùng giả, không phát sinh doanh thu.

Performance Marketing đóng vai trò gì trong chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp? 

Trong giai đoạn công nghệ 4.0 hiện nay, hành vi mua hàng của người dùng có nhiều sự thay đổi phức tạp và khó kiểm soát. Việc tiếp cận khách hàng mới chỉ thông qua những điểm chạm truyền thống ít ỏi không mang lại nhiều kết quả và cũng trở thành mặt hạn chế cần cải thiện mà doanh nghiệp cần lưu ý. Doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược thông điệp đúng điểm chạm, đúng khách hàng muốn hướng đến. 

Performance Marketing

Trong mỗi chiến lược marketing ngoài mục tiêu gia tăng doanh số, tiếp cận lượng lớn khách hàng, thì điều quan trọng không kém đó chính là dữ liệu thu được từ những chiến dịch truyền thông đó. Đây là thông tin quan trọng để doanh nghiệp có thể căn cứ vào cải tiến sản phẩm, dịch vụ cho những chiến dịch tiếp theo trong tương lai. Từ đó có thể đề xuất ngân sách phân bổ kênh Digital Marketing nào hiệu quả nhất cho chiến dịch mới. 

Affiliate Marketing có khác Performance Marketing?  

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là một thuật ngữ có thể được xem là thay thế cho Performance Marketing. Nhưng cũng được tính là một phần của Tiếp thị hiệu suất ở quy mô lớn hơn bao gồm Influencer Marketing, Email Marketing, Search Marketing hay bất kỳ hình thức tiếp thị nào liên quan mà trong đó có tiếp thị trao đổi để thanh toán hoa hồng. 

Performance Marketing

Affiliate Marketing là hình thức các nhà quảng cáo dựa vào Publisher (Cộng Tác Viên) quảng bá sản phẩm của mình đến với công chúng mà không thông qua bất kỳ khâu trung gian nào. Publisher sẽ sử dụng tất cả hình thức Digital Marketing để có thể đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng và nhận được hoa hồng khi khách hàng đăng ký/mua hàng thành công qua link Affiliate của họ. 

Performance Marketing hay Affiliate Marketing có chung mục đích đem lại cho thương hiệu cơ hội tăng doanh thu, mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng mới hay tỷ suất ROI cao hơn so với những chiến dịch quảng cáo thông thường.

Tracking – Phần khó nhất khi doanh nghiệp áp dụng Performance Marketing

Sử dụng Performance Marketing đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả chiến dịch Marketing từ việc sử dụng nhiều hình thức digital như Paid Ads, Native Ads, Display, Email Marketing,…Các đơn vị áp dụng hình thức Performance Marketing cần có năng lực đo lường và báo cáo lại kết quả của chiến dịch sau khi sử dụng hình thức. 

Performance Marketing

Có 2 cách để Advertiser lựa chọn bắt đầu chiến lược Performance Marketing của riêng mình: 

Đầu tiên, các nhà quảng cáo có thể tự phát triển hay mua lại một nền tảng Affiliate khác sau đó quản lý trực tiếp ngay trên hosting của mình, hoặc thuê từ các nhà cung cấp khác, gọi chung  là Affiliate program. Các Affiliate program nổi tiếng phải kể đến là Lazada, Shoppe, Sendo, Tiki,…

Thứ hai, các Advertiser hợp tác với các Affiliate Network – hoạt động như một Affiliate Tracking Platform. Cả 2 phương án trên đều hoạt động dưa trên nguyên tắc “tạo ra và theo dõi” những ID riêng được gắn cho link Affiliate 

Mỗi khi link Affiliate của Publisher được click thì đồng thời Affiliate Network cũng sẽ ghi nhận, theo dõi và thông báo cho Publisher trạng thái đang có khách hàng truy cập. Trong khi đó bộ phận xử lý đơn hàng của Advertiser cũng tích hợp với Network để biết được khi nào khách hàng đặt hàng thành công. Có những Affiliate Network nổi tiếng tại Việt Nam phải kể đến như đơn vị ACCESSTRADE, Ecomobi, Masoffer,… 

Các loại hình thanh toán có trong Performance Marketing

CPM (Cost per mile) 

Loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Ví dụ doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho 10000 lần hiển thị trên bất kỳ nền tảng nào dù khách hàng có nhìn thấy hay không. CPM có chi phí thấp nhưng khả năng tương tác không cao, hiệu quả không rõ ràng. 

CPI (Cost per install) 

Chi phí mà nhà cung cấp phải trả cho người quảng bá khi mỗi lượt cài đặt ứng dụng (install) thành công. 

CPL (Cost per Lead) 

Chi phí bỏ ra cho một khách hàng tiềm năng, khi khách hàng có phản hồi hay hành động quan tâm đến dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách điền form thông tin, dùng mẫu thử, tham gia khảo sát,…Đây là cách thu thập dữ liệu khách hàng không lo kết quả ảo.

CPS (Cost per Sale)

Chi phí cho mỗi đơn hàng, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền khi có đơn hàng được phát sinh thành công. Đây cũng là loại quảng cáo đắt nhất nhưng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất vì hiệu quả của nó mang lại. 

CPC (Cost per Click)

Chi phí cho mỗi lượt click chuột vào quảng cáo. Mục tiêu của loại hình này hướng đến là gia tăng lượt traffic về website cũng là loại hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quảng cáo nâng cao độ nhận diện thương hiệu. 

CPE (Cost per engagement)

Engagement có nghĩa thể hiện lượt tương tác được đo bằng nhiều phương thức khác nhau như like, share, comment. 

CPA (Cost per Acquisition) 

Hình thức CPA bao gồm tất cả các loại hình bên trên, doanh nghiệp sẽ trả chi phí cho đơn hàng, lượt nhấp, lượt điền form…hay mỗi lượt chuyển đổi thành công của khách hàng tham gia.

Các hình thức performance marketing hiệu quả nhất hiện nay

Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết

Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết, đang là hình thức quảng bá được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược phát triển. Hoạt động tiếp thị diễn ra khi publisher quảng bá link affiliate dẫn đến trang đích của nhà bán hàng, thu hút khách hàng mua hàng thành công. Sau khi Affiliate Network ghi nhận đơn hàng thành công, các Publisher sẽ nhận được chiết khấu hoa hồng ứng với sản phẩm/dịch vụ mà họ quảng bá. Hình thức thanh toán cho loại hình này là CPA, CPC, và CPM. 

Social media marketing & Social seeding

Social media marketing & Social seeding là tiếp thị trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội thịnh hành nhất hiện nay như Facebook, Tiktok, Instagram,…nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng cũng như chào bán sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mới. Kết quả đo lường từ loại hình tiếp thị này dựa trên hiệu quả truyền thông tập trung vào số lượt mua hàng và độ tương tác trên những nền tảng.

SEO – Search Engine Optimization

SEO được gọi là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, thu hút lượng khách hàng tiềm năng quan tâm đến dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp, không chỉ vậy còn tăng độ nhận diện về thương hiệu của trang web trên thanh công cụ tìm kiếm. Không mất quá nhiều chi phí như những hình thức truyền thông khác trong Digital Marketing. Nhưng cũng thuộc một trong những cách mà các doanh nghiệp hay sử dụng để đánh giá Performance Marketing.

Paid Advertising

Paid Advertising – Quảng cáo trả phí là một loại hình digital marketing mà doanh nghiệp sẵn sàng trả toàn bộ chi phí để hiển thị quảng cáo và trả phí cho từng click chuột trên quảng cáo của họ. Quảng cáo trả phí có khả năng tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra trước đó, dễ dàng đo lường được độ hiệu quả của quảng cáo.

Performance Marketing hoạt động như thế nào? 

Performance Marketing

Đối tượng tham gia Performance Marketing? 

Để bắt đầu với một quy trình hoạt động Performance Marketing, trước hết bạn cần phải biết đối tượng nào sẽ tham gia vào quy trình phát triển này: 

  • Advertiser: Nhà cung cấp/nhà sản xuất hay nhãn hàng cung cấp link dẫn đến trang đích của sản phẩm/dịch vụ và trả tiền hoa hồng cho những đối tượng quảng bá sản phẩm của họ.
  • Publisher: Cộng tác viên – một cá nhân hay tổ chức tham gia quảng bá sản phẩm của Advertiser qua những kênh truyền thông mạng xã hội, blog hoặc website, từ đó nhận hoa hồng từ Advertiser.
  • Affiliate Network: Đơn vị trung gian cung cấp link Affiliate cho Cộng tác viên (Publisher) để quảng bá sản phẩm cho nhà cung cấp (Advertiser).

7 bước thực hiện Performance Marketing 

  1. Khách hàng có nhu cầu mua hàng sẽ vào website/bio của Publisher 
  2. Khách hàng sẽ thấy link/banner quảng cáo của Publisher, họ sẽ click vào đường link tracking của Affiliate Network để mua hàng. 
  3. Click sẽ được tracking bới Affiliate Network và cookie của thiết bị khách hàng sử dụng sẽ được lưu lại. 
  4. Khách hàng đã mua hàng/đăng ký thành công
  5. Advertiser sẽ nhận được báo cáo từ Affiliate Network về đơn hàng mới được ghi nhận 
  6. Affiliate Network thông báo đơn hàng cho Advertiser và đồng ý thanh toán hoa hồng cho đơn hàng được ghi nhận
  7. Affiliate network thanh toán hoa hồng cho Publisher theo kỳ hạn được đặt ra.

Affiliate Network sẽ cung cấp các nền tảng kỹ thuật giúp Advertiser tracking các link Affiliate được đặt ở banner hay tại các website, blog… Khi khách hàng mua hàng thành công từ những link đó, cookie sẽ được gắn trên thiết bị của khách hàng và được ghi nhận bới Affiliate Network. Từ những thông tin ghi nhận trên nền tảng của phía Network, cả Advertiser và Publisher đều có thể theo dõi được đơn hàng và số hoa hồng thanh toán. 

Case study app ngân hàng MBBank từ ACCESSTRADE 

Hợp tác giữa MBBank và ACCESSTRADE

MBBank – Ngân hàng Quân đội, một trong những đối tác uy tín của ACCESSTRADE cũng như là một ví dụ điển hình về mô hình Performance Marketing của ACCESS Mobile. Sự hợp tác với ACCESSTRADE đã thành công đem về cho MBBank 2,5 triệu người dùng, có sự chuyển đổi vượt bật trong cùng kỳ thời gian năm ngoái. Để đạt được con số mục tiêu ấn tượng như vậy, ACCESSTRADE đã phải vượt qua 4 trở ngại: 

  • Quy trình eKYC phức tạp, không có được sự tin tưởng của người dùng. 
  • Người dùng còn e ngại việc xác minh danh tính
  • Thói quen sử dụng ứng dụng di động cho lĩnh vực ngân hàng chưa được phổ biến
  • Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ MBBank tại thị trường Việt Nam.  

Chìa khoá tạo tăng trưởng 2,5 triệu người dùng app MBBank mà ACCESSTRADE đã đạt được

Để thành công vượt qua 4 trở ngại trên, thu hút thêm người dùng, tăng mức độ lan truyền về độ tin cậy của eKYC và ứng dụng MBBank đến người dùng tiềm năng, ACCESSTRADE đã: 

  • Sử dụng mạng lưới với hơn 800,000 Publisher đang hoạt động sôi nổi, bao phủ trên khắp mạng xã hội Việt Nam. 
  • ACCESSTRADE áp dụng công nghệ tiên tiến, hỗ trợ Publisher đẩy số đến mức tối ưu, gia tăng hiệu quả chuyển đổi, đây cũng là chiến dịch đầu tiên ACCESSTRADE sử dụng mô hình CPR để thu hút 100% người dùng thực với các tiêu chuẩn xét duyệt khắc khe. 
  • Thường xuyên tổ chức các chương trình ĐUA TOP hấp dẫn, chương trình MGM độc quyền,…
  • Không ngừng đào tạo, tổ chức khóa học, webinar tạo cảm hứng cho Publisher tham gia chiến dịch gia tăng doanh số. 
  • Không chỉ dừng lại ở thu hút khách hàng mới, ACCESSTRADE và MBBank còn tăng tỉ lệ giữ chân người dùng bằng cách tích hợp hệ sinh thái độc quyền từ ACCESSTRADE vào ứng dụng MBBank. Khiến MBBank trở thành “siêu ứng dụng” với hàng ngàn khuyến mãi, mã giảm giá mua sắm, hay chương trình hoàn tiền siêu hấp dẫn. Bên cạnh đó còn game thưởng, chương trình dành cho người giới thiệu và người được giới thiệu,…do chính MBBank cùng ACCESSTRADE đồng tổ chức. 

Kết quả, tháng 6 năm 2020, MBBank và ACCESSTRADE đã thu về những con số biết nói: 

  • Lượng người dùng mới trên nền tảng IOS tăng 2300% 
  • Lượng người dùng mới trên nền tảng ANDROID tăng 200% 
  • Tỉ lệ quay trở lại sử dụng ứng dụng sau khi đăng ký thành công đạt 72%
  • Lượng người dùng mới đạt 10000 mỗi ngày
  • Tỉ lệ giao dịch trên ứng dụng đạt 72% 
  • Lượng khách hàng trung thành tăng 65%

Từ những con số đầy ấn tượng trên, ACCESSTRADE đã xuất sắc ghi tên mình lên giải nhất tại MMA SMARTIES™ Vietnam 2021. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Hiệp Hội Tiếp Thị Di Động – Mobile Marketing Association (MMA) bao gồm 800 công ty thành viên trên khắp thế giới, nhằm vinh danh các chiến dịch marketing sáng giá nhất năm.

So với khoảng thời gian 2020,  ACCESSTRADE đã có sự tăng trưởng, nhiều cải tiến về mặt số lượng doanh nghiệp đồng hợp tác, đồng thời đưa đến nhiều giải pháp đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp số. Nhu cầu phát triển về marketing cho mobile app, để tìm giải pháp cho bài toán tăng trưởng vui lòng đăng ký thông tin TẠI ĐÂY

ACCESS Mobile – Giải pháp thu hút và giữ chân người dùng App hiệu quả
Top 3 NGI Mobile Marketing Platform tốt nhất Việt Nam 2020
Cộng đồng ACCESS Mobile: https://www.facebook.com/groups/publishermobilevn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x