Các thuật ngữ kinh doanh là rất quan trọng và sẽ rất khó để làm việc nếu bạn không nắm bắt chúng. Trong bài viết này, ACCESSTRADE sẽ điểm qua một số ý nghĩa của những cụm từ thường hay gặp trong lĩnh vực kinh doanh giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về thế giới kinh doanh nhé!
CEO là gì?
Giám Đốc Điều Hành hay còn gọi là CEO, được viết tắt từ “Chief Excutive Officer”. Đây là một thuật ngữ kinh doanh rất quen thuộc thường dùng chỉ vị trí cao nhất tại một công ty. CEO sẽ là người ra quyết định quan trọng, quản lý hoạt động, đưa ra các chiến lược kinh doanh cho công ty hoặc tập đoàn. Tính đến hiện tại vẫn chưa có một thước đo cụ thể cho vị trí CEO. Không nhất thiết CEO phải có bằng “cử nhân”. Một CEO có thể có học vấn cao hoặc thấp . Tuy nhiên, đã là CEO thì nhất định phải hiểu vấn đề, vì mỗi ngày CEO phải gặp rất nhiều khó khăn cần giải quyết, không chỉ riêng việc kinh doanh.
CMO là gì?
Giám Đốc Marketing hay còn gọi là CMO là thuật ngữ kinh doanh viết tắt từ “Chief Marketing Officer”. Đây là một trong các chức vụ cấp cao (C-Levels) của tổ chức, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động liên quan đến marketing của tổ chức. Thực ra, chức danh này chỉ mới xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 21 dựa trên việc thừa nhận những đóng góp ngày một quan trọng của các marketer dành cho tổ chức. Các hạng mục được quản lý bởi CMO thường bao gồm Quản trị thương hiệu; Marketing Communication (truyền thông, quảng cáo và PR), nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm,…
CRM là gì?
Quản lý quan hệ khách hàng hay còn gọi là CRM, viết tắt của “Customer Relationship Management”. Thuật ngữ kinh doanh “CRM” dùng để nói về phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý, tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống, hiệu quả. Mục tiêu chính của phương pháp CRM là để doanh nghiệp, tổ chức, công ty tìm kiếm, thu hút, tạo niềm tin với khách hàng mới – duy trì mối quan hệ với đối tác – giữ chân khách hàng cũ, giúp tiết kiệm chi phí marketing và mở rộng tệp khách hàng. Hiện nay có nhiều công ty công nghệ đã cho ra đời các phần mềm CRM, giúp việc quản lý khách hàng trở nên dễ dàng hơn.
CFO là gì?
Thuật ngữ kinh doanh “Giám đốc tài chính” hay còn gọi là CFO, là viết tắt của “Chief Financial Officer”. Giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, Hội đồng quản trị về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, công ty, tập đoàn. Điều này đồng nghĩa, CFO sẽ là người phụ trách việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Các công việc chính của một Giám đốc tài chính thường sẽ bao gồm: nghiên cứu – phân tích – xây dựng kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn; đưa ra các dự báo trong tương lai cho doanh nghiệp dựa trên các bảng phân tích tài chính,… Tuy nhiên, CFO thường sẽ thấy xuất hiện ở các tập đoàn lớn. Tại Việt Nam, phần lớn nhiệm vụ của CFO thường do CEO hoặc kế toán trưởng đảm nhiệm.
BSC là gì?
BSC được viết tắt từ “Balances Scorecard”, nghĩa là Bảng điểm cân bằng. Đây là một công cụ giúp thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động của các đơn vị dựa trên mục tiêu chung của tổ chức. Theo đó, dựa trên BSC, doanh nghiệp có thể định hướng hành vi của toàn bộ hệ thống trong công ty, là cơ sở cho hệ thống quản lý và đánh giá công việc.
BSC thường được áp dụng trong 4 khía cạnh: Tài chính – Khách hàng – Nội tại – Nhận thức và đổi mới:
- Tài chính: Chúng ta đã, nên và sẽ tạo giá trị cho cổ đông như thế nào?
- Khách hàng: khách hàng hiện tại và mới có giá trị như thế nào đối với công ty?
- Quy trình nội bộ (Nội tại): Những quy trình nào cần được tối ưu để giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu về Tài chính và Khách hàng.
- Nhận thức và đổi mới: Chúng ta còn thiếu cái gì, cần hoàn thiện cái gì và nên tạo ra giá trị gì trong tương lai.
SAAS là gì?
SAAS là viết tắt của từ Software-as-a-service. Thuật ngữ kinh doanh SAAS thường dùng để chỉ mô hình phân phối phần mềm trên cơ sở đăng ký và được lưu trữ tập trung. Hiểu một cách đơn giản, đối với SAAS, nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà chỉ bán DỊCH VỤ dựa trên phần mềm đó. Ví dụ một số sản phẩm được phát triển bởi các công ty SAAS hàng đầu thế giới: Adobe Creative Cloud, Slack, Dropbox, Microsoft,…
Hiện nay, trong thế giới công nghệ, mô hình SAAS đang chiếm ưu thế rất lớn nhờ 4 ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Tiền bạc – Thời gian – Nhân lực – Chi phí chuyển đổi – Chi phí cơ hội.
- Luôn được sử dụng tính năng phần mềm tốt nhất: Đội ngũ tester và IT của các công ty SAAS sẽ “lo liệu” toàn bộ quá trình xử lý kỹ thuật và vận hành phần mềm, việc họ thường xuyên cập nhật phần mềm là điều hiển nhiên. Do đó, không cần một bộ phân IT riêng, bạn vẫn luôn được sử dụng “phiên bản phần mềm tốt nhất”.
- Thuận tiện sử dụng mọi lúc, mọi nơi: Vì các phần mềm chủ yếu được triển khai trên Internet nên bạn dễ dàng truy cập bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Giúp giải quyết vấn đề chỉ máy nào cài mới xài được phần mềm đó.
- Khả năng tích hợp tối đa: So với dạng on-premise được thiết kế xử lý công việc độc lập, SAAS có thể kết nối giữa các phần mềm với nhau, giúp bạn có thể chuyển dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng hơn.
OKR là gì?
OKR (hay còn gọi OKRs) được viết tắt từ cụm từ “Objective Key Results”. Thuật ngữ kinh doanh này chỉ một phương pháp quản lý mục tiêu đã xuất hiện vào những năm 1970 bởi Andy Grove. Và Intel chính là công ty đầu tiên ứng dụng mô hình này. Hiện nay, OKRs đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều công ty công nghệ như Google, Linkedin, Twitter,…
Hiểu một cách đơn giản, OKRs là một công cụ giúp liên kết mục tiêu của từng cá nhân, phòng ban với mục tiêu chung của tổ chức. Thông qua đó có thể đánh giá sát sao mọi nỗ lực đóng góp của cá nhân dành cho sự phát triển chung của tập thể.
Tổng kết
Vừa rồi là một số thuật ngữ kinh doanh thường gặp. Hy vọng những kiến thức ACCESSTRADE chia sẻ ở phần trên có thể phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn khi bắt tay vào việc kinh doanh.
Xem thêm: Pipeline là gì? Ý nghĩa của Pipeline trong mô hình kinh doanh 2024
Đừng quên theo dõi ACCESSTRADE để cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn!.
CỘNG ĐỒNG ADVERTISER ACCESSTRADE
Nơi hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp muốn tìm hiểu và tăng trưởng doanh thu qua kênh Affiliate
⏩ Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/1303422489814900/
⏩ Linkedin: https://www.linkedin.com/company/accesstradevn/
|