Lĩnh vực công nghệ đầy rẫy những thuật ngữ phức tạp và thường được viết tắt trong quá trình sử dụng. Và thuật ngữ mobile marketing trong phát triển ứng dụng di động cũng vậy. Nếu bạn một lập trình viên, bạn cần phải nắm rõ các ngôn ngữ trong ngành. Nếu bạn là một nhà tiếp thị, bạn phải nắm rõ các thuật ngữ thể hiện những chỉ số để đo lường mức độ hiệu quả ứng dụng của bạn trong quá trình phát triển…
Có thể chúng ta sẽ không sử dụng thường xuyên các thuật ngữ này trong công việc hàng ngày của mình. Nhưng có một điều chắc chắn là, để phát triển thành công ứng dụng di động, ít nhất bạn nên biết chúng là gì và chúng đang đề cập đến điều gì.
Bạn có thể thấy những thuật ngữ mobile marketing này khó hiểu. Đừng lo lắng, chúng tôi có ở đây để tiết kiệm thời gian tìm hiểu cho bạn! Cho dù bạn là chuyên gia hay người mới bắt đầu, thì dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các thuật ngữ đơn giản và quen thuộc. Sẽ vô cùng hữu ích cho bạn trong quá trình xây dựng hoặc thử nghiệm, phát triển sản phẩm ứng dụng di động mới đấy.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số thuật ngữ thường gặp như sau: nru, arpu, ekyc, dau và cpr. Cùng theo dõi nhé!
1. NRU là gì?
NRU (New Register User) là số lượng người dùng đăng ký mới trên một ứng dụng. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng trong số các thuật ngữ mobile marketing. Bởi số lượng người dùng đang hoạt động và đã đăng ký là tiêu chuẩn để mô tả mức độ phổ biến hoặc hữu ích của phần mềm. Cho dù đó là nhà phát triển ứng dụng iPhone hay Android, chỉ số NRU cũng được quan tâm hàng hàng đầu.
Dựa trên con số này, các nhà tiếp thị và phát triển ứng dụng di động sẽ đo lường được sự hiệu quả chiến dịch quảng cáo liệu đã tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu hay chưa. Bên cạnh đó, chỉ số này kết hợp cùng ARPU, CTR, CVR,.. còn giúp các nhà quảng cáo cân chỉnh ngân sách phù hợp với từng giai đoạn của chiến lược phát triển mobile app.
Mẹo tăng NRU – Thúc đẩy người dùng đăng ký ứng dụng
2. ARPU là gì?
Thuật ngữ mobile marketing ARPU (average revenue per user) là doanh thu trung bình trên mỗi người dùng. Hoặc trong một số trường hợp, là doanh thu trung bình trên mỗi đơn vị trong một khoảng thời gian.
ARPU là một trong những số liệu quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nó cho biết trung bình bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ mỗi người dùng trong một khung thời gian nhất định – thông tin quan trọng đối với các nhà tiếp thị, quản lý sản phẩm và giám đốc điều hành.
Là một nhà tiếp thị hay phát triển ứng dụng, việc biết ARPU của những người dùng có giá trị thấp nhất và cao nhất cho phép bạn tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị của mình. Theo đó, xác định chiến dịch nào đang hoạt động tốt và chiến dịch nào hoạt động kém. Đo lường theo hướng ARPU cũng cho phép bạn kiểm tra lại các kênh, mạng, chiến dịch…đang sử dụng và giữ hoặc xóa dựa trên chỉ số ROI.
Lưu ý: Trong ứng dụng dành cho thiết bị di động, “người dùng” được đề cập ở trên thường được gọi là “người dùng đang hoạt động”
Cách đo lường ARPU:
- Đo lường ARPU cơ bản:
ARPU = Tổng doanh thu được tạo ra trong kỳ / Số lượng người dùng trong cùng kỳ
- Đo lường ARPU nâng cao:
ARPU = Tổng doanh thu được tạo ra trong khoảng thời gian X do người dùng có được trong khoảng thời gian Y / Tổng số người dùng có được trong khoảng thời gian Y
3. eKYC là gì?
Ngày nay, các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện các cải cách cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính thực hiện định danh trực tuyến để xác minh và xác thực dữ liệu cá nhân của khách hàng. Theo đó, hàng loạt ngân hàng tại Việt Nam cũng “chạy đua” thực hiện chuyển đổi số, ra mắt các siêu ứng dụng và đặc biệt triển khai eKYC (electronic Know Your Customer).
Cụ thể, eKYC còn gọi là quá trình định danh khách hàng điện tử – một thuật ngữ mobile marketing quen thuộc. Đây là một sản phẩm đột phá của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp đơn giản hóa các quy trình thủ tục, giấy tờ. Giúp hợp lý hóa quy trình xử lý đối với các dịch vụ tài chính. Vượt qua mọi ngăn cản địa lý và thời gian để định danh khách hàng 100% trực tuyến dựa vào các thông tin sinh trắc học (sinh trắc học) mà không cần gặp trực tiếp. eKYC sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đối chứng thông tin các nhân trong hệ thống cơ sở dữ liệu.
Kể cả khi khách hàng đăng ký tài khoản ngân hàng, hay sử dụng các ứng dụng đầu tư, vay vốn…Thì sự sẵn có của eKYC đã giúp việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính trở kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn. Có thể nói, sự ra đời của eKYC là đã góp một phần lớn đưa lĩnh vực ngân hàng, tài chính tăng tốc hơn trên con đường số hóa. Giải quyết được nhiều vấn đề trong quy trình định danh trên Internet:
- Đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng, chất lượng vận hành, tăng cường an toàn bảo mật…
- Tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích.
Việc cung cấp eKYC là vô cùng quan trọng khi bạn sử dụng một số ứng dụng thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng để nâng cao độ bảo mật thông tin cá nhân. Việc hiểu rõ thuật ngữ mobile marketing này và thực hiện một cách đầy đủ sẽ giúp bạn có thể yên tâm rằng thông tin của mình sẽ không bị sử dụng sai mục đích hay bị kẻ xấu lợi dụng. Hơn nữa, eKYC cũng tăng cường gấp đôi nỗ lực ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính và gian lận tài chính.
4. DAU là gì?
Người dùng hoạt động hàng ngày DAU (Daily Active Users) là một chỉ số ứng dụng dành cho thiết bị di động, cho biết tổng lượng người dùng truy cập vào một ứng dụng hàng ngày. DAU là thước đo thành công của ứng dụng, thông báo cho các nhà phát triển ứng dụng mức độ “đắm chìm” của người dùng và mức độ “hấp dẫn” của ứng dụng. Theo dõi người dùng hoạt động hàng ngày có thể cung cấp thông tin chi tiết về số lượng người sử dụng và đánh giá ứng dụng của bạn.
Đối với bất kỳ nhà phát triển, nhà tiếp thị ứng dụng nào thì mục tiêu cuối cùng cũng nhắm đến việc xây dựng được lượng người dùng lớn mạnh và vững chắc. Khi đó, DAU chính là một đại diện tuyệt vời để đo lường khả năng giữ chân khách hàng và tiềm năng phát triển của sản phẩm. DAU trả lời cho câu hỏi: “Có bao nhiêu người thấy ứng dụng này đủ hữu ích để sử dụng nó mỗi ngày?”. Con số đó càng tăng nhanh, thì khả năng doanh thu sẽ tăng lên.
5. CPR là gì?
Thuật ngữ mobile marketing CPR (Cost per Register) là một mô hình marketing mới, doanh nghiệp chỉ cần trả phí trên mỗi khách hàng thật và có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Đây là mô hình giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu và tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng sử dụng mobile app. CPR cũng giúp cho các nhà quảng cáo đo lường, đánh giá chính xác được liệu ứng dụng đã tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và tối ưu số lượt tải và dùng ứng dụng. Và ACCESSTRADE hiện nay là đơn vị duy nhất cung cấp gói Marketing theo hình thức này.
CPR có những ưu điểm nổi bật như sau:
- CPR giúp thu hút người dùng thật. Doanh nghiệp chỉ cần trả tiền trên mỗi lượt tải app và đăng ký sử dụng thành công mà không phải mất thêm chi phí nào khác.
- CPR giúp tối đa hóa phạm vi tiếp cận người dùng ứng dụng.
- CPR giúp giữ chân người dùng lâu hơn.
Tóm lại
Có thể nói, hiểu rõ mỗi thuật ngữ mobile marketing, “nằm lòng” mỗi chỉ số trong phát triển ứng dụng di động là kiến thức hiển nhiên và bắt buộc đối với mỗi nhà phát triển, nhà tiếp thị ứng dụng di động.
Doanh nghiệp của bạn đang cần giải quyết triệt để vấn đề: Thu hút người dùng thật – Giữ chân khách hàng – Thúc đẩy lan truyền? Với hệ thống hơn 700.000 Publisher tại ACCESSTRADE sẽ giúp bạn cùng lúc lan tỏa, tiếp cận và thu hút người dùng trên quy mô rộng lớn. Với một hệ sinh thái khổng lồ hơn 800 thương hiệu sẽ giúp các nhà ứng dụng có thể kết nối với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khác như mua vé xem phim, nạp tiền điện thoại, mua sắm trên kênh thương mại điện tử,.. Giúp app của bạn có thể phát triển đa nền tảng, đa tính năng. Đồng thời, nâng cao trải nghiệm người dùng và giữ chân họ ở lại với ứng dụng của bạn lâu hơn.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về giải pháp phát triển toàn diện cho ứng dụng di động có thể liên hệ bằng cách điền thông tin tại đây!